Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu ở vùng Tây Nguyên 3:18 PM,12/23/2013

Sau gần ba năm triển khai, thực hiện Chương trình Tây Nguyên 3, tại chợ công nghệ và thiết bị vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua (Techmart Đác Nông 2013), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã ký kết một số hợp đồng về chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tây Nguyên...

       Tiến sĩ Nguyễn Đình Kỳ, Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) cho biết: Chợ Công nghệ và Thiết bị vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2013 diễn ra tại Đác Nông trung tuần tháng 11 vừa qua, Viện HLKH và CNVN tham gia 17 gian hàng, với hàng trăm công nghệ được giới thiệu và chào bán. Đây là những sản phẩm bước đầu sau gần ba năm Viện HLKH và CNVN triển khai, thực hiện Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011-2015). Tham gia các hoạt động trong thời gian diễn ra Techmart Đác Nông, Viện HLKH và CNVN cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) chủ trì các cuộc hội thảo lớn "Khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên", "Đẩy mạnh truyền thông khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên".
      Đồng thời, Viện có buổi làm việc với UBND tỉnh Đác Nông để cùng trao đổi, đề xuất phương hướng ứng dụng các thành tựu của KH và CN phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Kết thúc Techmart Đác Nông 2013, Viện HLKH và CNVN đã chào bán, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đến tám đơn vị, địa phương.
      Đáng chú ý, trong đó phải kể đến các sản phẩm "Phát triển công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ" (Viện Hóa học); "Hợp tác phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất cà-phê Tây Nguyên theo hướng bền vững" (Trung tâm phát triển công nghệ cao); "Chuyển giao công nghệ sản xuất phân u-rê và NPK nhả chậm cho các loại cây trồng ở Tây Nguyên" (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP Hồ Chí Minh); "Phát triển các dịch vụ đa phương tiện và giám sát môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WIMAX tại khu vực Tây Nguyên" (Viện Công nghệ thông tin)...
      Một vấn đề lớn đang đặt ra trong mấy năm gần đây là giải quyết thế nào khối lượng bùn đỏ để hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác bô-xít, sản xuất a-lu-min ở Đác Nông và Lâm Đồng? Sau ba năm tập trung nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học do TS. Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học chủ trì đã xác định bùn đỏ trong khai thác bô-xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn (đạt 46 - 53%) so các khu vực khác trên thế giới.
       Năm 2012, phối hợp với Công ty cổ phần Thái Hưng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sản xuất thử quy mô từ một tấn/mẻ lên 10 tấn/mẻ. Tại mẻ thử nghiệm 10 tấn bùn đỏ (giữa năm 2012) đã cho kết quả hiệu suất thu hồi sắt hơn 70%, mặt khác tạo ra hơn 2,5 tấn thép có cường độ chịu lực cao.
       Được biết, năm 2013, nhóm nghiên cứu phối hợp doanh nghiệp sản xuất thử khối lượng bùn đỏ gấp hàng chục lần so năm ngoái. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định, từ bùn đỏ ở Tây Nguyên có thể sản xuất ra sắt xốp, gang, thép và vật liệu xây dựng không nung. Trước kết quả bước đầu này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Viện HLKH và CNVN phối hợp các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alu-min tại Tây Nguyên ở quy mô pi-lốt để tiến tới sản xuất quy mô công nghiệp trong thời gian không xa.
       Thành công của đề tài khoa học này sẽ là cơ sở góp phần quan trọng định hướng phát triển ngành khai thác, chế biến quặng bô-xít ở nước ta...
       Từ việc nghiên cứu, tổng hợp các loại màng tinh bột bao bọc phân (như tinh bột Formalin, tinh bột PVA, tinh bột Chitosan), cũng như hoàn thiện công nghệ chế tạo Ure -Formaldehide và đánh giá khả năng nhả chậm của sản phẩm tổng hợp được, qua thử nghiệm thực tế, đề tài "Quy trình công nghệ sản xuất phân U-rê và NPK nhả chậm ứng dụng triển khai cho các loại cây trồng ở Tây Nguyên" do PGS, TS Nguyễn Cửu Khoa, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đã thu được kết quả đáng khích lệ. PGS Nguyễn Cửu Khoa cho biết: Kết hợp chất giữ ẩm với phân Urê và NPK nhả chậm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được công thức bón phân nhả chậm cho sáu loại cây trồng ở Tây Nguyên (cà-phê, tiêu, điều, ngô,...) và bước đầu cho hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh ở một số địa phương của Đác Nông.
      Phối hợp Công ty Viễn thông Đông Dương Telecom, Viện Công nghệ thông tin, sau hơn một tháng tập trung lắp đặt và hiệu chỉnh, đầu tháng 11 vừa qua đã đưa vào vận hành thử nghiệm việc kết nối truyền dữ liệu các dịch vụ đa phương tiện trên nền công nghệ 4G -WIMAX tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đác Lắc). Theo PGS, TS Thái Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Chủ nhiệm Đề tài TN3/C07 thì với việc triển khai thực nghiệm (sau khoảng sáu tháng đi vào hoạt động chính thức), lần đầu tiên các dịch vụ in-tơ-nét băng thông rộng WIMAX và WIFI, hội nghị truyền hình, ca-mê-ra giám sát giao thông, dịch vụ đo, kiểm tra các thông số môi trường đất, nước, không khí... được ứng dụng quy mô tại khu vực Tây Nguyên. Đây là một trong các công trình có ý nghĩa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng ở khu vực này.
       Tại buổi làm việc với tỉnh Đác Nông (ngày 12-11), GS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện HLKH và CNVN cho rằng, với mối quan hệ "Viện nghiên cứu - doanh nghiệp - địa phương", cùng với các đơn vị khoa học khác trong cả nước, Viện HLKH và CNVN sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Nguyên 3 vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên nói chung, trong đó có Đác Nông nói riêng. Bởi lẽ, đây là địa bàn trọng yếu, có nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn không ít khó khăn về nhiều mặt. Cho nên điều quan trọng là các tổ chức và cá nhân nhà khoa học tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH và CN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng và từng địa phương, đúng như mục tiêu của Techmart Đác Nông 2013 đã đề ra "Liên kết cùng hội nhập và phát triển bền vững"...

Nguồn: "Báo NDĐT", 22/12/2013

Send Print  Back
The news brought
Tiếp nhận tư liệu hiện vật của cố GS Đoàn Trọng Truyến 12/23/2013
Liên kết, hợp tác giữa TPHCM và các tỉnh ĐBSCL Tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn 12/23/2013
Ý kiến: Xem xét thận trọng, cân bằng lợi ích 12/23/2013
Xuất khẩu Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP: Nhiều cơ hội, lắm thách thức 12/23/2013
Vụ Phát triển KH&CN địa phương tổng kết năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 12/23/2013
Hội thảo Dự án thành lập Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) 12/23/2013
Khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao 12/23/2013
Hội thảo “Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ” 12/21/2013
Hội thảo Tự động hóa thay đổi tư duy và lối sống vì phát triển kinh tế - xã hội 12/21/2013
Hội thảo “Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ” 12/21/2013
Phiên họp lần 2 Hội đồng quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2013 12/20/2013
Giúp thanh niên làm giàu từ KH&CN 12/20/2013
Khóa họp lần thứ 6 UBLCP Việt Nam - U-dơ-bê-ki-xtan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật 12/19/2013
Cần tận dụng tốt các ưu đãi và cơ hội phát triển do các FTA đem lại 12/19/2013
Cơ hội hợp tác phát triển công nghệ cao giữa Hàn Quốc và Việt Nam 12/19/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120521569 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn