Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chiêm ngưỡng bên trong máy bay "Made in China" lần đầu đến Việt Nam 9:41 AM,2/29/2024

Máy bay C919 và ARJ21-700 là hai loại máy bay dân dụng đầu tiên tại Trung Quốc do Comac tự thiết kế và chế tạo. Hiện, hai chiếc máy bay này đang được triển lãm tại sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Việt Nam là điểm đến nước ngoài thứ 2 của máy bay C919 sau Singapore.

Sự kiện nằm trong kế hoạch giới thiệu chiếc máy bay "Made in China" tới 5 nước Đông Nam Á của Comac. Kết thúc sự kiện tại Vân Đồn, hai máy bay sẽ bay tiếp đến Đà Nẵng, TP.HCM và TP Viêng Chăn (Lào).

Bên trong, C919 có cấu hình tương tự các dòng máy bay thân hẹp Boeing 737 và Airbus A320/321. Tuy nhiên, giá mỗi chiếc C919 chỉ vào khoảng 99 triệu USD, rẻ hơn so với mẫu Airbus A320 NEO hay Boeing 737. Comac tạo ra C919 với kỳ vọng cạnh tranh với 2 dòng máy bay thương mại phổ biến nhất thế giới này.

Khoang thương gia của máy bay C919 được thiết kế tương tự A321 với 8 chiếc ghế được bọc da chia làm 2 bên, có rèm ngăn cách với khoang phổ thông. Cấu hình hàng phổ thông trên máy bay thân hẹp này tương tự hai mẫu Airbus A320/A321 và Boeing 737 MAX với mỗi bên ba ghế.

Dù được công bố là máy bay "Made in China", chiếc C919 vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các linh kiện, nguyên vật liệu lắp ráp từ nước ngoài. Hệ thống liên lạc và định vị sử dụng linh kiện từ nhà sản xuất Rockwell Collins (Mỹ). Phần bếp C919 chứa được 7 xe đẩy đồ ăn cùng hệ thống, quầy bar, tủ hâm nóng đồ ăn trên tàu bay tương tự như máy bay Airbus.

Dấu ấn "hàng nội địa" của C919 nằm ở phần cánh và đuôi máy bay với linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong khi đó, ARJ21-700 là máy bay phản lực hai động cơ. Các hãng Trung Quốc đã sử dụng máy bay phản lực này trên nhiều chặng nội địa. Khách hàng quốc tế của chiếc máy bay này là Indonesia với một chiếc được bàn giao năm 2022.

ARJ21 có tầm bay từ 2.225 km đến 3.700km. Tàu có thể bố trí cấu hình ghế từ 78 đến 97 chỗ tương tự các dòng máy bay ATR72, Embraer 190 có ở Việt Nam. Ngoài ra, ARJ21 cũng có thể thay đổi cấu hình thành chuyên cơ cá nhân phục vụ các khách hàng VIP.

Nguồn: khoahoc.tv

Send Print  Back
The news brought
Google Maps có công cụ hữu ích, tránh đường tắc khi tự lái xe dịp nghỉ lễ 2/28/2024
Trung Quốc sắp ra mắt nguyên mẫu tàu viên đạn 450 km/h 1/17/2024
Ấn Độ sẽ xây dựng dự án thử nghiệm tầu điện siêu tốc qua ống chân không 1/10/2024
Nếu có động đất, tàu cao tốc 320km/h của Nhật sẽ phanh "nhanh như chớp" trong 1,3 giây nhờ công nghệ mới 1/8/2024
Hệ thống giao hàng tự động ngầm đầu tiên trên thế giới 1/4/2024
Trung Quốc và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới 12/8/2023
Thử nghiệm xe buýt hai tầng chạy bằng hydro ở Hong Kong 12/1/2023
Phà bay lần đầu chạy trên mặt nước ở Thụy Điển 11/29/2023
Cuộc cách mạng xe buýt điện của Trung Quốc 11/6/2023
Trung Quốc cấp phép cho taxi bay 10/30/2023
Siêu tàu container sức chở hơn 240.000 tấn hàng hóa 10/12/2023
Tàu lặn cá nhân nhanh nhất thế giới 10/9/2023
Trải nghiệm tàu treo trên không đầu tiên vừa chính thức vận hành ở Trung Quốc 10/6/2023
Với cặp cánh buồm thử nghiệm cao 37,5 m, tàu chở hàng cỡ lớn Pyxis Ocean đang thực hiện hành trình kéo dài 6 tuần từ Trung Quốc đến Brazil. 8/23/2023
Phương tiện bay cá nhân hình trứng tốc độ 100 km/h 8/23/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120441797 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn