Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á 9:30 AM,11/10/2023
Indonesia hôm 9/11 khánh thành trang trại điện mặt trời nổi 100 triệu USD, một cột mốc lớn trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, tái tạo.Trang trại điện mặt trời nổi mới khánh thành mang tên Cirata, dự kiến sản xuất đủ điện cho 50.000 hộ gia đình. Công trình được xây dựng trên hồ nước rộng 200 ha ở Tây Java, cách thủ đô Jakarta khoảng 130 km. "Chúng tôi đã xây dựng được trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ ba thế giới", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết.
Dự án là sự hợp tác giữa công ty điện quốc gia Indonesia Perusahaan Listrik Negara (PLN) và công ty năng lượng tái tạo Abu Dhabi Masdar, hoàn thành trong 3 năm với chi phí khoảng 100 triệu USD. Nằm ở một khu vực xanh mát với những cánh đồng lúa bao quanh, trang trại điện mặt trời gồm khoảng 340.000 tấm pin.
Với công suất tối đa 192 MW, trang trại đang sản xuất đủ điện để cung cấp cho khu vực Cirata. Theo Widodo, dự án sẽ được mở rộng quy mô lên 500 MW, trong khi PLN cho biết, công suất tối đa cuối cùng có thể lên đến 1.000 MW.
Indonesia đang nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. Nước này cũng đang cố gắng đạt mức phát thải ròng ngành điện bằng 0 vào năm 2050 để đổi lấy khoản tài trợ cho kế hoạch chuyển đổi năng lượng Just Energy Transition Partnership (JETP) 20 tỷ USD. Theo kế hoạch, Jakarta cam kết cắt giảm mức phát thải carbon ngành điện xuống tối đa 250 triệu tấn vào năm 2030 (mức tối đa trước đó là 290 triệu tấn).
"Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều cơ sở năng lượng tái tạo được xây dựng ở Indonesia, ví dụ như năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt và gió", Widodo cho biết. Tuy nhiên, với điện mặt trời và gió, mỗi loại chỉ chiếm chưa đến 1% trong cơ cấu điện của Indonesia. Nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.
Indonesia đặt mục tiêu tăng mức năng lượng tái tạo lên 23% trong cơ cấu năng lượng vào năm 2025, nhưng Widodo thừa nhận nước này có thể không đạt được mục tiêu đó vì những sự chậm trễ do Covid-19.
Indonesia đã cam kết ngừng xây nhà máy nhiệt điện than mới nhưng vẫn tiếp tục xây những nhà máy được lên kế hoạch từ trước. Nước này cũng đang cố gắng trở thành quốc gia quan trọng trên thị trường xe điện với tư cách là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, một thành phần thiết yếu trong pin lithium-ion. Tuy nhiên, một số khu công nghiệp với các lò luyện nickel tiêu tốn nhiều năng lượng lại vận hành bằng than.
Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Pin điện thoại sạc siêu nhanh, đạt 90% dung lượng trong 10 phút 11/2/2023
Xe tải bọc pin Mặt Trời chạy 5.000 km 10/31/2023
Công nghệ sản xuất điện mặt trời bằng gương 10/30/2023
Sản xuất năng lượng sạch từ lông gà 10/25/2023
Phát triển nhiên liệu lỏng mới có khả năng chống cháy 10/19/2023
Thử nghiệm turbine khí đầu tiên chạy bằng hydro 10/19/2023
Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite 10/19/2023
Phát minh đột phá sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli 10/16/2023
"Vải thông minh" tạo ra điện từ mồ hôi và chuyển động 10/16/2023
Phát minh mới biến nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời 10/16/2023
Anh vận hành trang trại điện gió lớn nhất thế giới 10/12/2023
Nga thử nghiệm tàu thủy chạy điện sử dụng hydrogen 10/11/2023
Cáp truyền điện dưới biển dài nhất thế giới 10/10/2023
Đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới 10/6/2023
Tháp '2 trong 1' sản xuất 234.154 kWh điện mỗi năm 10/2/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120821480 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn