Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

CÔNG NGHỆ SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ DOANH NGHIỆP 3:49 PM,10/6/2023

Công nghệ số là gì

 

Chuyển đổi số là quá trình cải tiến mô hình kinh doanh từ truyền thống sang kỹ thuật số bằng cách sử dụng những công nghệ tiên tiến như: Big Data, Cloud, IoT,… để có thể biến đổi cách thức hoạt động, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty cho phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

 

Từ góc nhìn tổng thể, chuyển đổi số loại bỏ hoàn toàn cách làm việc thủ công, nâng cao hiệu quả công việc toàn diện. Do đó, chuyển đổi số hay công nghệ số chính là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay. Việc hiểu rõ khái niệm chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng dụng thành tựu khoa học, cập nhật công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

Lợi ích của công nghệ số mang lại cho doanh nghiệp

Kết nối giữa các bộ phận của doanh nghiệp

 

Một trong những vấn đề của mô hình truyền thống chính là sự liên kết yếu kém giữa các phòng ban, điều này là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, kém hiệu quả của các công việc. Công nghệ số xuất hiện khiến những liên hệ giữa các bộ phận trở nên rõ ràng hơn, các phòng ban chịu trách nhiệm cùng mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Các đơn vị liên quan chỉ cần thao tác đơn giản đã nắm bắt thông tin ngay trên phần mềm. Vì vậy, doanh nghiệp cần ứng dụng khái niệm công nghệ số là gì để quản lý tập trung, thống nhất giữa các phòng ban.

Nâng cao sự minh bạch trong hệ thống quản trị

Công nghệ số hóa giúp nhà quản lý theo dõi trực tiếp kết quả của từng cá nhân. Rút ngắn thời gian quản lý, công sức để tổng hợp số liệu từ những nguồn khác nhau. Từ các bảng thống kê của doanh nghiệp, ta có thể biết và so sánh được những vị trí chuyên môn, thời gian cần thực hiện cũng như là số lượng nhiệm vụ cần hoàn thành. Ta cũng có thể cho doanh nghiệp thực hiện những đánh giá phê bình, khen thưởng một cách khách quan nhất có thể.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ số để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, chủ động đối phó với những biến động của thị trường và sự ganh đua gay gắt của các đối thủ. Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0 cũng là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Lý do là thói quen của ngành công nghệ thông tin, cũng như mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi nhanh chóng.

Tối ưu hóa hiệu quả làm việc

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các giải pháp công nghệ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian trong công việc. Những việc trước đây mất nhiều thời gian làm bằng tay, bây giờ nhân sự có thể chuyên tâm vào các nhiệm vụ mang tính chiến lược hơn. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên nâng cao năng suất lao động cùng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Lưu giữ và quản lý thông tin kinh doanh

Trước đây, doanh nghiệp thường tốn nhiều không gian để lưu trữ dữ liệu giấy tờ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ số đã khắc phục phần lớn vấn đề này. Công nghệ số giúp số hóa thông tin doanh nghiệp, loại bỏ dữ liệu thừa, sắp xếp dữ liệu nội bộ theo từng hạng mục khoa học. Đồng thời, nhân sự trong công ty cũng có thể truy cập thông tin bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu để hoàn thành mục tiêu được giao.

Các bước chuyển đổi công nghệ số thành công cho doanh nghiệp

Bước 1: Đặt ra mục tiêu và kiểm tra tình trạng chuyển đổi số.

 

 

Trong quy trình chuyển đổi số việc nhận biết và đánh giá lại doanh nghiệp của mình trên mọi phương diện như: Tài chính, nhân lực, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp là bước quan trọng cần làm đầu tiên cần làm. Từ những khảo sát, tổng hợp dữ liệu cùng quan sát thực tế sẽ cho thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi số. Để có được đánh giá thành công, chính xác nhất thì doanh nghiệp của bạn phải trả lời được những câu hỏi:

 

- Công ty có thể thích nghi được với những thay đổi mới hay không?

 

- Khả năng thích ứng với chuyển đổi số của công ty đạt mức độ nào?

 

- Cần cải tiến và thay đổi điều gì để chuyển đổi số thuận lợi?

 

Từ đó, ban lãnh đạo sẽ xác định các mục tiêu khi chuyển đổi số cho phù hợp.

 

Bước 2: Đua ra chiến lược và kế hoạch thích hợp.

 

Chuyển đổi số Doanh nghiệp cần có một kế hoạch chuyển đổi số rõ ràng và cụ thể sau khi đã đánh giá tình trạng và xác định mục tiêu. Bên lãnh đạo phải chỉ ra những công việc cần thiết, thời hạn thực hiện, kết quả mong muốn của công việc,… Càng lập kế hoạch kỹ lưỡng, cẩn thận, càng dễ theo dõi và thực hiện.

 

Để lập ra chiến lược tốt nhất, ban lãnh đạo có thể tham khảo các nguồn tài liệu, số liệu hoặc kinh nghiệm từ các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Từ đó, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào nền tảng, mục tiêu và đặc điểm riêng của mình để đưa ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp.

 

Bước 3: Chuyển đổi số các tài liệu, quy trình.

 

Doanh nghiệp cần chuyển hóa các tài liệu giấy thành định dạng số và nên lưu giữ tài liệu trên Cloud. Việc này giúp doanh nghiệp có thể quản lý, tìm kiếm dữ liệu dễ dàng và bảo mật hơn. Bên cạnh đó các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp cũng cần được số hóa để tăng hiệu quả chuyển đổi số.

 

Quy trình của một công ty thường bao gồm:

 

- Quy trình làm việc của giữa khác hàng và công ty..

 

- Quy trình nội bộ công ty

 

Việc chuyển đổi số mọi quy trình trong doanh nghiệp của bạn:

 

- Giảm thiểu thời gian làm việc.

 

- Đơn giản hóa quy trình làm việc cùng khách hang.

 

- Nâng cao sự hài lòng của người dùng dịch vụ, mua sản phẩm.

 

- Giải quyết được vấn đề và tiết kiệm được chi phí nhân sự.

 

- Tăng năng suất xử lý công việc.

 

- Tạo cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 

Bước 4: Sự sẵn sàng của đội ngũ nhân lực.

Để chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực có chất lượng và kiến thức chuyên môn tốt với tư duy linh hoạt và luôn thích nghi với thay đổi. Ngoài ra, văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp phải thích hợp, khuyến khích để dễ dàng áp dụng chuyển đổi số.

Bước 5: Cải tiến bằng công nghệ mới.

Việc cập nhật công nghệ mới phải được chuẩn bị và thực hiện một cách tỉ mỉ và toàn vẹn. Các doanh nghiệp cần tập trung trong việc nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn phù hợp và có hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình. Do các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho chuyển đổi số ngày càng đa dạng và tối ưu hơn.

Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện.

Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ quá trình và kết quả của 5 bước trước đó bằng cách trả lời các câu hỏi:

 

- Việc chuyển đổi số có tạo ra những thay đổi tích cực cho cả doanh nghiệp bên trong và khách hàng bên ngoài hay không?

 

- Kết quả đạt được có phù hợp với kế hoạch đã lên hay không?

 

- Điểm nào cần được điều chỉnh hay hoàn thiện để chuyển đổi số mang lại hiệu quả tốt hơn?

 

Để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì việc lập kế hoạch chiến lược và đào tạo nhân lực là rất quan trọng. Chuyển đổi số sẽ gặp khó khăn nếu nhân sự từ lãnh đạo đến nhân viên không có tư duy đổi mới và linh hoạt. Do đó, việc xây dựng văn hóa làm việc khoa học và sáng tạo là một việc thiết yếu.

 

Ứng dụng công nghệ số là gì?

 

Ứng dụng công nghệ số là hoạt động các doanh nghiệp sử dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh, chính trị, đối ngoại,…) giúp cải thiện chất lượng, hiệu quả một cách tối ưu, bền vững và hiệu quả nhất.

 

Đối với doanh nghiệp, thì các hoạt động ứng dụng công nghệ số là hoạt động thiết lập quy trình tự động hóa, giảm bớt các hoạt động offline, thủ công, lưu trữ và bảo mật để tạo ra môi trường làm việc online tiện lợi, nhanh chóng.

 

Hầu hết các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ số đơn lẻ mà sẽ sử dụng từ hai giải pháp trở lên, nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng cả một hệ sinh thái các giải pháp công nghệ số trong hoạt động kinh doanh.

 

Công nghệ số trong thời đai kỹ thuật cao.

 

Thời đại công nghệ số.

 

Thời đại công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của tất cả các công nghệ số tham gia chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những năm 1970 khi máy tính cá nhân xuất hiện cho đến nay, thời đại công nghệ số đã bước vào một kỷ nguyên mới, tiện lợi và tiến bộ hơn.

 

Đối với các công ty, doanh nghiệp, thời đại công nghệ 4.0 liên kết môi trường làm việc, tự động hóa dây chuyền sản xuất và hỗ trợ người lãnh đạo quyết định dựa trên dữ liệu lớn (Big Data)

 

Doanh nghiệp công nghệ số.

 

Thời đại công nghệ số ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, người lãnh đạo cần chủ động cải thiện hiệu quả quản trị để dẫn dắt đội ngũ đạt được mục tiêu tăng trưởng. Doanh nghiệp công nghệ số là những tổ chức, đơn vị có mô hình kinh doanh chuyển đổi thành công công nghệ thông tin vào cách thức quản lý, sản xuất, truyền thông tiếp thị…

 

Doanh nghiệp không chỉ cập nhật các quy trình vốn có mà còn tiếp thu thêm nhiều thành tựu khoa học, sáng kiến đổi mới tiến bộ. Theo ước tính của McKinsey, các nhà máy thông minh đóng góp khoảng 2,3 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025.

 

Ưng dụng công nghệ số.

 

Công nghệ được áp dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại,… để nâng cao hiệu quả công việc chung. Hơn nữa, công nghệ số cũng tạo ra những văn phòng số ở xa. Nhân viên ở các đơn vị, bộ phận khác nhau có thể liên lạc, hợp tác công việc trên cùng một hệ thống.

 

Kinh doanh công nghệ số.

 

Kinh doanh công nghệ số được thể hiện qua các cửa hàng online bán quần áo, đồ ăn. Loại hình kinh doanh này tạo ra nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Người bán tiết kiệm chi phí cho cơ sở vật chất và tăng lợi nhuận qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị online. Ngược lại, người mua cũng có cơ hội so sánh một cách trực quan, mua hàng thuận tiện. Trong tương lai, kinh doanh công nghệ số sẽ là xu hướng chung mà tất cả các doanh nghiệp phải theo kịp.

 

Áp dụng công nghệ số trong marketing.

 

Trong marketing, bước quan trọng nhất là nắm bắt thị trường. Khi bạn biết khách hàng của mình là ai, họ muốn gì… thì bạn sẽ xác định được lĩnh vực sản phẩm mà công ty đang theo đuổi. Trước kia, việc khảo sát rất khó khăn khi bạn phải tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu từng người một. Đồng thời phải đợi rất lâu những phản hồi mang tính xây dựng. Nhưng bây giờ đã có Social Media và Data Analytic giải quyết những vấn đề này. Đây là một ứng dụng hiệu quả của công nghệ thông tin trong marketing.

 

Khi sử dụng Social Media, bạn sẽ thu thập được thông tin thị trường, phản hồi đa dạng của khách hàng một cách dễ dàng. Việc thu thập, tối ưu data và quản lý được thực hiện trên nền tảng CRM với các cấp độ phân quyền, lọc và tái sử dụng data.

 

Trong bước phân tích và sử dụng data đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bigdata, AI và Machine Learning. các công nghệ này trợ giúp phân tích data, các nhóm data cùng loại. Đồng thời biến những data ở dạng thô thành dạng có giá trị, hỗ trợ phân tích và đưa ra cách sử dụng data sao cho hiệu quả nhất.

Send Print  Back
The news brought
Getty Images sắp ra mắt công cụ tạo ảnh AI 9/26/2023
AI hỗ trợ xét nghiệm gene 9/25/2023
Singapore ứng dụng công nghệ cho phép nhập cảnh không cần xuất trình hộ chiếu 9/22/2023
Nghiên cứu mới: AI quy hoạch đô thị tốt hơn con người 9/19/2023
NASA sắp công bố nghiên cứu chính thức về UFO 9/15/2023
Cỗ máy sản xuất oxy trên sao Hỏa của NASA 9/12/2023
Intel sử dụng trí tuệ nhân tạo để pin laptop bền hơn 9/8/2023
Người dân sắp được xuất trình giấy tờ tích hợp trên VNeID thay giấy tờ giấy khi cảnh sát giao thông yêu cầu? 9/8/2023
Các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm thiết bị 6G dò tìm tàu ngầm 9/6/2023
New Zealand công bố công cụ hỗ trợ ứng phó khẩn cấp đối với động đất 9/6/2023
Microsoft mang Bing AI lên trình duyệt Google Chrome 9/5/2023
Ấn Độ sẽ phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt Trời 8/29/2023
Nhật Bản hoãn phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng 8/29/2023
Nhật Bản phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng sáng mai 8/28/2023
Đà Nẵng đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát điều hành thông minh 8/25/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120777616 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn