Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kính viễn vọng Mặt Trời lớn nhất thế giới bắt đầu chạy thử 10:56 AM,7/19/2023

Kính viễn vọng vô tuyến Mặt Trời Daocheng (DSRT) trên cao nguyên Thanh Tạng bắt đầu thử nghiệm nghiên cứu Mặt Trời hôm 14/7. Kính viễn vọng Daocheng do Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia (NSSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển, nằm trong Dự án Meridian giai đoạn 2 của nước này. Năm 2008, Trung Quốc khởi động Dự án Meridian - mạng lưới giám sát gồm 31 trạm mặt đất - để nghiên cứu thời tiết không gian và tìm hiểu quá trình tạo ra những sự kiện thời tiết dữ dội.


Daocheng là kính viễn vọng lớn nhất trên thế giới chuyên nghiên cứu Mặt Trời và ảnh hưởng của Mặt Trời đến Trái Đất, hoàn thành quá trình xây dựng vào tháng 11/2022. Hệ thống này có khả năng giám sát các hoạt động Mặt Trời một cách liên tục và ổn định với chất lượng cao. NSSC cho biết, các khả năng quan sát của Daocheng, ví dụ phát hiện sao xung, đã được kiểm chứng sau nửa năm sửa lỗi và kiểm tra.
Nằm ở rìa cao nguyên Thanh Tạng, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên với độ cao hơn 3.800 m so với mực nước biển, kính viễn vọng vô tuyến Daocheng gồm 313 ăng-ten parabol rộng 6 m xếp thành vòng tròn chu vi 3,14 km bao quanh tháp hiệu chuẩn cao 100 m ở trung tâm. Daocheng hoạt động ở dải tần 150 - 450 megahertz để thu hình ảnh với độ chính xác cao về các hoạt động như lóa Mặt Trời hay phun trào nhật hoa. Ngoài ra, kính viễn vọng này cũng giúp tìm hiểu những phương pháp theo dõi sao xung, chớp sóng vô tuyến và tiểu hành tinh.
"Chúng ta đang bước vào thời kỳ hoàng kim của thiên văn học Mặt Trời vì có nhiều kính viễn vọng Mặt Trời lớn đang hoạt động", Maria Kazachenko, nhà vật lý Mặt Trời tại Đại học Colorado, Boulder, nhận xét.
Các đài quan sát ở Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng về hoạt động Mặt Trời mà kính viễn vọng ở những múi giờ khác không thể nhìn thấy, theo Ding Mingde, nhà vật lý Mặt Trời tại Đại học Nam Kinh. Ngoài ra, Ding cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này.
Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Kính viễn vọng Mặt Trời lớn nhất thế giới bắt đầu chạy thử 7/17/2023
Bộ ba tàu vũ trụ sẽ chở người lên Mặt Trăng của NASA 7/17/2023
Dùng VNeID tiện lợi thế nào? 7/13/2023
Công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc khủng đến thế nào: Giúp ông bố tìm thấy con trai sau 22 năm bị bắt cóc 7/13/2023
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thử dịch vụ Internet của Elon Musk 7/11/2023
Máy tính lượng tử Google giải phép tính 47 năm trong chớp mắt 7/5/2023
Tháp quan sát hoạt động như đồng hồ 7/4/2023
Phòng thí nghiệm mô phỏng môi trường vũ trụ 7/4/2023
Phóng thành công kính viễn vọng nghiên cứu vật chất tối 7/3/2023
AI phát hiện thêm nhiều đường vẽ Nazca ẩn trong sa mạc Peru 6/27/2023
Ứng dụng công nghệ ngăn tảo hôn 6/27/2023
Phần mềm thông báo lưu trú: Phát hiện được người đang bị truy nã 6/27/2023
Dùng laser truyền dữ liệu tốc độ 1.000 gigabit mỗi giây 6/26/2023
Dùng tên lửa để cắt ngắn thời gian bay quốc tế 6/21/2023
Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất 6/20/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120670755 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn