Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

'Cơ chế tài chính cho khoa học cần thiết kế theo thông lệ thế giới' 9:16 AM,3/21/2023

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nói nghiên cứu khoa học có rủi ro nên cần có cơ chế tài chính phù hợp.
Ý kiến được lãnh đạo ngành khoa học công nghệ tại thành phố đang là đầu tàu kinh tế cả nước được nêu tại hội nghị Giám đốc Sở toàn quốc tổ chức tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ngày 17/3. Hội nghị có đại diện lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ 63 tỉnh thành, chuyên viên nghiên cứu, nhà khoa học tham dự. Giám đốc sở một số tỉnh thành cũng nêu quan điểm tương tự ông Dũng.
Ông Dũng dẫn giải, trong một báo cáo quốc tế về 44 công nghệ cốt lõi của thế giới thì Trung Quốc dẫn đầu trong 37 công nghệ. Từ kinh nghiệm của một cường quốc khoa học công nghệ trên thế giới, báo cáo này rút ra những bài học và khuyến nghị chính sách cho các nước. Theo đó, một trong những vướng mắc cần tháo gỡ của Việt Nam là cơ chế tài chính cần được thiết kế lại theo thông lệ thế giới. Đầu tư cho khoa học công nghệ khác với đầu tư cho các dự án công trình xây dựng hay các dự án khác. "Vì cái chúng ta đầu tư là tri thức, con người. Mỹ đầu tư hàng chục tỷ đô rồi thất bại là chuyện bình thường. Nhưng trong quá trình đó họ nhận được những bài học", ông Dũng nói.


Do đó, ông đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, thiết kế lại cơ chế tài chính phù hợp vì bất cập đã kéo dài nhiều năm nên "không còn đầu óc để làm gì mà chỉ lo tháo gỡ vướng mắc là chính".


Liên quan đến cơ chế tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, hiện các cơ quan quản lý và nhà khoa học đã nêu nhiều bất cập trong Nghị định 70 về Quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, được Chính phủ ban hành tháng 5/2018. Và Thông tư 10 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.


Các nhà khoa học cho rằng, quy định nộp lại tiền thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho nhà nước là rào cản thúc đẩy sáng tạo. Đồng thời, quy định này cũng mâu thuẫn với quy định chia lợi nhuận cho tác giả tối thiểu 30%, phần còn lại chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, môi giới, được nêu trong Luật Khoa học Công nghệ.


Hiện giá trị thương mại hóa nghiên cứu khoa học ở nước ta phần lớn không nhiều, nếu hoàn trả cho nhà nước thì không khuyến khích, tái đầu tư cho đơn vì chủ trì nghiên cứu và nhà khoa học. Nếu bất cập này không được tháo gỡ, sẽ dẫn đến nguy cơ các nghiên cứu có sử dụng ngân sách chỉ được nghiên cứu "nửa vời", không đi đến cùng để tạo ra sản phẩm.


Việc xác định giá trị tài sản quy định tại Thông tư 10 gặp một số vướng mắc như: Nếu xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học công nghệ, thì chỉ tính riêng về kinh phí đầu tư cho chính nhiệm vụ đó, chưa tính lợi nhuận, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thì giá trị tài sản đã không đúng giá trị thực của loại tài sản đó.


Hơn nữa, chi phí cho khoa học công nghệ là chi phí vô hình, không định rõ được đầu tư bao nhiêu là đủ để có thể dẫn đến kết quả cuối cùng, hoạt động khoa học có tính rủi ro, không giống loại hình lao động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại. Do vậy, việc xác định giá trị tài sản theo phương thức này tuy đơn giản nhưng không phù hợp.


Bên cạnh đó, khó xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận thị trường, không phải kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ nào cũng có thể tiếp cận thị trường ngay...


Tán thành ý kiến trên, thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nói ông bà ta có câu "Nuôi quân ba năm sử dụng một giờ", đến bây giờ khoa học nghiên cứu cái gì cũng phải ra sản phẩm thì quá khó, cần phải chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính sửa nghị định 70 theo hướng công khai minh bạch, tôn trọng đặc thù của nghiên cứu khoa học là chấp nhận rủi ro. Đồng thời, Bộ cũng đang kiến nghị xây dựng một nghị định mới về cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ. Hiện Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không bao quát được các nhiệm vụ của các đơn vị khoa học công nghệ. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng ghi nhận các kết quả của các Sở Khoa học và Công nghệ toàn quốc trong việc tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh ban hành văn bản, triển khai thực hiện, nhiều cơ chế chính sách có tính đột phá. Cụ thể ở các lĩnh vực: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính sách phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số... Hơn 20 địa phương đã và đang kết nối các nguồn lực thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; có hơn 1.000 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, hơn 200 không gian làm việc chung. Mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện có hơn 400 thành viên, kết nối hơn 1.000 nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước. Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ nghiên cứu ý kiến của các địa phương về việc chủ trì phát triển, vận hành các nền tảng mở cho các tỉnh thành dùng chung, như sàn giao dịch công nghệ hay các sản phẩm số khác.
Nguồn: vnexpress.net
Send Print  Back
The news brought
13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới 3/10/2023
Tiến sĩ nghiên cứu thuốc được vinh danh gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 3/7/2023
DOANH NGHIỆP BA LAN SẼ THAM GIA VIỆT NAM EXPO 2023 VỚI CHỦ ĐỀ “CHÂU ÂU ĐẦY ẮP HƯƠNG VỊ” 3/6/2023
HÀNH TRÌNH VĂN HOÁ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CHÂU ÂU ĐƯA NÔNG SẢN VIỆT VƯƠN TẦM THẾ GIỚI 3/3/2023
Hội nghị bàn tròn nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, 3/1/2023
Giáo sư gốc Việt được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ 2/23/2023
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2023 nâng giải thưởng lên 300 triệu đồng 2/20/2023
Thiết bị chống động đất trong bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ 2/14/2023
Tên lửa Blue Origin sẽ chở tàu vũ trụ NASA tới sao Hỏa 2/13/2023
Sinh viên làm xi măng sinh học từ hạt đậu nành 1/19/2023
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2023 thu hút nhiều giải pháp công nghệ mới 1/5/2023
Chế tạo máy nano tự đổi màu như bạch tuộc 12/30/2022
Đức xây đường sạc không dây đầu tiên dài một kilomet 12/29/2022
Đề xuất lộ trình tắt sóng công nghệ 2G vào tháng 9/2024 12/21/2022
Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương hàng hóa ứng dụng khoa học và công nghệ 12/14/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120418829 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn