Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kính James Webb chụp ảnh mặt trăng kỳ lạ nhất của sao Thổ 10:04 AM,12/6/2022

Titan là một thiên thể kỳ lạ hơi giống Trái Đất, cấu tạo từ băng nước, sông, và biển chứa đầy methane và những hydrocarbon khác cùng khí quyển dày nhiều sương mù và lác đác mây methane. Conor Nixon, nhà thiên văn học ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland, sắp xếp để kính JWST dành tổng cộng 15 giờ trong năm đầu tiên quan sát Titan. Đặc biệt, Nixon và cộng sự muốn nghiên cứu khí quyển của Titan, nhằm lập bản đồ sự phân bố sương mù và nhận dạng những loại khí mới. Các nhà khoa học rất bất ngờ trước dữ liệu JWST truyền về.


Khi kiểm tra dữ liệu, nhóm nghiên cứu xác định có hai đám mây, bao gồm đám mây nằm bên trên Kraken Mare, biển lớn nhất của Titan. Họ nhanh chóng tìm ra cách kiểm tra đám mây để tìm hiểu chúng thay đổi như thế nào theo thời gian. Nhóm của Nixon liên hệ với Đài quan sát Keck ở Hawai'i, nơi tiến hành quan sát Titan chỉ hai ngày sau JWST.


"Chúng tôi lo đám mây sẽ bay mất khi chúng tôi quan sát Titan hai ngày sau bằng Keck", Imke de Pater, nhà thiên văn học ở Đại học California, Berkeley, chia sẻ. "Nhưng chúng tôi rất mừng vì đám mây vẫn ở cùng vị trí, có vẻ như chúng đã thay đổi hình dáng".


Các nhà khoa học dự đoán hoạt động mây tăng cao bởi bắc bán cầu của Titan đang trải qua mùa hè và đón nhiều bức xạ mặt trời hơn. Họ nhận dạng các đám mây trong ảnh chụp từ Camera cận hồng ngoại (NIRCam) của JWST, một camera mạnh có thể chụp ảnh mục tiêu ở vài bước sóng ánh sáng khác nhau. Trong trường hợp Titan, điều đó cho phép nhóm nghiên cứu phân tách vùng khí quyển thấp hơn.


Các nhà nghiên cứu chưa hoàn thành đánh giá tất cả dữ liệu của NIRCam. Quang phổ kế cận hồng ngoại (NIRSpec) của JWST cũng đang thu thập dữ liệu. Ví dụ, thiết bị có thể phân tách ánh sáng phản chiếu từ khí quyển của Titan và đo số lượng mỗi bước sóng ánh sáng. JWST cũng được lên lịch quan sát lớp sương mù của Titan vào tháng 5 hoặc 6/2023, lần này thông qua Thiết bị hồng ngoại trung (MIRI), giúp tăng cường hiểu biết về thành phần hóa học trong khí quyển của Titan.


Quan sát Titan đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ Cassini của NASA đã tới sao Thổ năm 2004 và bay qua mặt trăng này hơn 100 lần trước khi ngừng hoạt động năm 2017. NASA đang phát triển một nhiệm vụ mới mang tên Dragonfly, trong đó drone sẽ bay qua bầu trời phủ sương mù của Titan.

Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Áo choàng tàng hình 'che mắt' camera an ninh 12/6/2022
Khánh thành cơ sở lưu trữ điện lớn nhất châu Âu 12/5/2022
Robot loại bỏ khối u cứu sống bệnh nhân 61 tuổi 12/5/2022
Sinh viên làm thiết bị tập phục hồi chức năng khớp tay 12/5/2022
THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHÉP GIỐNG (CYPRINUS CARPIO) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC VỚI NGUỒN CARBON TỪ RỈ ĐƯỜNG VÀ BỘT NGÔ 12/1/2022
Muối Nanosalt thắng giải Khởi nghiệp sáng tạo trong kinh doanh 12/1/2022
Việt Nam lần đầu đăng cai hội nghị quốc tế về Thư viện kỹ thuật số 12/1/2022
Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan 12/1/2022
Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Kova 2022 11/28/2022
Hệ thống pin lưu trữ năng lượng lớn nhất châu Âu 11/24/2022
TP Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập 11/24/2022
Trung Quốc trình làng công nghệ dọn rác vũ trụ mới nhất 11/24/2022
Tai nghe đo căng thẳng 11/24/2022
Nga hạ thủy tàu phá băng nguyên tử mới 11/24/2022
Đảo pin quang điện có thể xoay theo hướng Mặt Trời 11/23/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120259831 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn