Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Máy bay tối mật của Mỹ ở 900 ngày trên quỹ đạo 9:30 AM,11/8/2022

Máy bay vũ trụ không người lái X-37B của quân đội Mỹ đã trải qua 900 ngày trên quỹ đạo trong nhiệm vụ mới nhất, kéo dài kỷ lục về thời gian bay của chương trình, Space hôm 6/11 đưa tin. Nhiệm vụ hiện nay là lần bay thứ 6 trong chương trình X-37B, do đó có tên gọi OTV-6 (Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 6). Nhiệm vụ phóng hôm 17/5/2020 từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida và chưa rõ khi nào kết thúc.

 

OTV-6 là chuyến bay X-37B đầu tiên sử dụng module dịch vụ để chứa các thí nghiệm. Module dịch vụ này gắn ở phía sau phương tiện, cho phép chở thêm vật tư thí nghiệm lên quỹ đạo. Nhiệm vụ cũng triển khai FalconSat-8, vệ tinh nhỏ do Viện Hàn lâm Lực lượng Không quân Mỹ phát triển để tiến hành một số thí nghiệm trên quỹ đạo. Ngoài ra, hai thí nghiệm của NASA cũng nằm trên máy bay vũ trụ, dùng để tìm hiểu bức xạ và các tác động không gian khác lên đĩa mẫu vật vật liệu và hạt giống để trồng hoa màu.

 

OTV-6 cũng mang theo thiết bị của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ dùng để đánh giá công nghệ biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến. Thí nghiệm đó mang tên Photovoltaic Radio-frequency Antenna Module (PRAM) đang tiếp tục truyền dữ liệu về Trái Đất, theo Paul Jaffe, kỹ sư điện và nhà nghiên cứu ở NRL.

 

Ngoài ra, X-37B còn chở nhiều trang thiết bị dùng cho những thí nghiệm và hoạt động tối mật. Công nghệ được thử nghiệm trong chương trình X-37B bao gồm hệ thống dẫn đường, định vị và điều khiển tiên tiến, hệ thống bảo vệ nhiệt, điện tử hàng không, kết cấu nhiệt độ cao, cách nhiệt tái sử dụng, hệ thống bay điện cơ học siêu nhẹ, hệ thống đẩy cao cấp, vật liệu, bay trên quỹ đạo, hồi quyển và hạ cánh tự động, theo Lực lượng Không gian Mỹ.

 

Nhà chức trách Mỹ chưa tiết lộ thời gian và địa điểm OTV-6 quay trở về. Các nhiệm vụ OTV-1, OTV-2 và OTV-3 hạ cánh ở Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, trong khi nhiệm vụ OTV-4 và OTV-5 tiếp đất ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida.

 

Trong khi đó, máy bay vũ trụ của Trung Quốc trên quỹ đạo có số hiệu 53357/2022-093A. Phương tiện cất cánh vào ngày 4/8/2022.

Nguồn: vnexpress.net
Send Print  Back
The news brought
Trung Quốc chế tạo kính viến vọng lớn nhất thế giới có thể xác định lại thời gian 11/7/2022
Trung Quốc lập bản đồ chi tiết đá Mặt Trăng 11/7/2022
Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng mới 11/7/2022
Tiếp cận công nghệ đám mây thông minh để chuyển đổi số hiệu quả 11/3/2022
Tọa đàm “Giải pháp giảm thiểu rủi ro thất thoát dữ liệu nội bộ”. 10/31/2022
Vinh danh 45 công trình khoa học công nghệ xuất sắc 2021 10/29/2022
Công nghệ đọc suy nghĩ nhờ quét não 10/27/2022
Quản trị số: Giải pháp tự động hóa quản trị doanh nghiệp sản xuất 10/27/2022
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN NÔNG SẢN TỪ MÀNG BAO CHITOSAN 10/25/2022
CHUNG KẾT CUỘC THI “ƯƠM MẦM KHỞI NGHIỆP HẢI PHÒNG” NĂM 2022 10/24/2022
Tọa đàm “Công nghệ sấy vi sóng cho nông sản, thủy - hải sản, dược liệu” và “Chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu”. 10/24/2022
Công cụ phân tích xu hướng công nghệ 10/21/2022
Khai mạc ngày hội khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 10/19/2022
Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số 10/19/2022
Startup Hàn Quốc phát triển taxi bay tốc độ 350 km/h 10/14/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120879728 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn