Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

POLYME GIÚP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY 2:36 PM,10/24/2022

Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, polyme đầu tiên được hòa tan trong dung môi, sau đó được trộn vào các mẫu nước bị nhiễm 20 loại thuốc nhuộm axit khác nhau thường được sử dụng trong ngành dệt may. Tùy thuộc vào các yếu tố như tính axit và diện tích bề mặt của các phân tử thuốc nhuộm, polyme đã có thể loại bỏ thành công tất cả thuốc nhuộm từ 16 trong số các mẫu - điều này được đánh giá bằng cả mắt và sử dụng quang phổ nhìn thấy được bằng tia cực tím.

Polyme hoạt động bằng cách liên kết với các phân tử thuốc nhuộm, sau một thời gian sẽ dần tách biệt ra (giống như dầu nằm trên nước). Sau đó, nó có thể được gạn ra khỏi thùng chứa, để lại phần nước không chứa thuốc nhuộm. Theo Giáo sư Januka Budhathoki-Uprety, người đứng đầu thí nghiệm này cho biết vì cả polyme và dung môi đều không tan trong nước, nên khi hòa với nhau, chúng sẽ dần tách ra và phần cuối cùng sẽ chỉ còn lại là nước.

Bằng cách điều chỉnh độ pH của polyme chứa đầy thuốc nhuộm đã đổ ra, có thể làm cho polyme giải phóng các phân tử thuốc nhuộm trong vòng vài phút. Đặc biệt hơn, Polyme sau đó có thể được tái sử dụng trong các lần xử lý nước thải tiếp theo.

Giáo sư Budhathoki-Uprety và các đồng nghiệp hiện có kế hoạch tạo ra các phiên bản khác của polyme, sẽ hoạt động trên nhiều loại thuốc nhuộm hơn. Họ cũng hy vọng kết hợp polyme vào một môi trường lọc rắn, từ đó có thể giúp ngành công nghiệp dệt may có thể tái sử dụng nguồn nước mà không xả thải các nguồn nước bẩn. Khi mà giờ đây có quá nhiều con sông, hồ bị ảnh hưởng nặng nề do chính nguồn nước xả thải từ ngành công nghiệp này, dần dần sẽ gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước, không khí và cả sức khỏe con người.

Nhóm nhà nghiên cứu vẫn còn trong quá trình thử nghiệm, đồng thời họ cũng tìm nhiều giải pháp khác để có thể xử lý được trên nhiều vật liệu khác nhau mà không chỉ dừng lại ở chất polyme.
Nguồn: CESTI

Send Print  Back
The news brought
Làm chế phẩm sinh học từ lá bàng khô 10/18/2022
Ứng dụng đất hiếm tăng năng suất cây trồng gần 40% 10/7/2022
Loại sơn trắng nhất thế giới 10/6/2022
Công nghệ và thiết bị xử lý chất thải rắn chứa phospho của ngành công nghiệp chế biến sâu quặng apatit thành sản phẩm có giá trị, qui mô 10.000 tấn/năm 9/27/2022
Công nghệ chiết xuất và thử nghiệm sản xuất viên nang cứng hỗ trợ điều trị tiểu đường từ loài khổ qua, thìa canh và địa hoàng 9/13/2022
Chế tạo hệ hóa phẩm khử oxy hiệu quả cao sử dụng trong khoan khai thác dầu khí 8/5/2022
Công nghệ tạo sinh khối tế bào từ Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) để chiết xuất hoạt chất Huperzine A ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm 8/3/2022
Công nghệ ứng dụng Enzyme trong sản xuất Collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam 8/3/2022
Phát hiện vi khuẩn có thể giúp xử lý sự cố tràn dầu 8/3/2022
Nghiên cứu công nghệ ứng dụng Enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam 5/12/2022
Chất tẩy làm từ mùn cưa và nước có khả năng diệt vi khuẩn, virus hiệu quả 4/6/2022
Sơn làm mát nhà 2/22/2022
Phát hiện vi khuẩn phân hủy dầu thô 12/27/2021
Sản phẩm giàu Fucoxanthin bền vững, có nguồn gốc từ vi tảo dùng cho mỹ phẩm và chất bổ sung 12/15/2021
Các giải pháp bền vững để tách và lọc hóa chất 12/9/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120213477 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn