Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Triển vọng chẩn đoán COVID-19 qua ảnh chụp X-quang 9:13 AM,3/15/2022

Công nghệ chính để xác định một người mắc COVID-19 là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase PCR. Quá trình này có thể phát hiện ADN của virus SARS-CoV-2 có hiện diện trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân hay không. Mẫu bệnh phẩm này thường được lấy từ dịch họng hoặc dịch mũi.

Quá trình xét nghiệm thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, việc có đủ nguồn lực thực hiện xét nghiệm ở quy mô lớn thực sự là một thách thức.

Nhóm nghiên cứu của các trường Đại học Tây Scotland và Đại học Durham đã tìm tòi các phương pháp nhanh chóng và có thể thay thế cho PCR, sử dụng những thiết bị sẵn có tại bệnh viện, đặc biệt là các máy móc tại khoa X-quang. Công nghệ chụp ảnh lồng ngực như chụp cắt lớp vi tính (CT) hay X-quang có thể giúp các bác sĩ phân tích, tìm kiếm dấu vết bằng hình ảnh của COVID-19.

Các cuộc điều tra vào đầu đại dịch cho thấy những bất thường thể hiện qua ảnh chụp X-quang lồng ngực bệnh nhân nhiễm virus. Trên cơ sở đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng công nghệ chụp X-quang để chẩn đoán mắc COVID-19 khi không có xét nghiệm PCR, đặc biệt là với những bệnh nhân nặng.

Tuy nhiên, công tác chụp chiếu cũng đòi hỏi nguồn lực nhất định. Việc chẩn đoán qua ảnh chụp X-quang và ảnh chụp cắt lớp CT đòi hỏi các bác sĩ phải phân tích hình ảnh kỹ lưỡng bởi các dấu hiệu mắc COVID-19 rất khó phát hiện. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển một chương trình trí tuệ nhân tạo để thực hiện, đẩy nhanh quá trình chẩn đoán, hỗ trợ cho các bác sĩ.

Chương trình này dựa trên một thuật toán thường được dùng để nhận dạng và phân tích hình ảnh. Những thuật toán như vậy có thể lọc ra các điểm nổi bật trong ảnh và xếp loại hình ảnh theo các điểm tương đồng và khác biệt.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành huấn luyện và thử nghiệm một số thuật toán khác nhau, sử dụng dữ liệu gồm khoảng 3.000 ảnh chụp X-quang. Số dữ liệu này trộn lẫn cả ảnh của người mắc COVID-19, người khỏe mạnh và người bị viêm phổi do virus.

Trong quá trình xây dựng chương trình, họ cũng nâng cấp các thuật toán để có thể phát hiện tốt hơn các điểm khác biệt giữa những ảnh chụp X-quang. Qua thời gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một thuật toán có hiệu quả vượt trội.

Tiếp đó, họ đưa vào thuật toán một bộ ảnh chụp X-quang hoàn toàn mới và lọc tìm các bệnh nhân mắc COVID-19, đem lại kết quả chính xác tới 98,04%. Từ kết quả này, họ đã phát triển một ứng dụng có thể chạy chương trình bên ngoài phòng thí nghiệm. Ứng dụng này không cần nhiều bộ nhớ trong máy tính hoặc điện để vận hành, có thể được cài đặt trên các máy tính cá nhân hay máy tính xách tay bình thường.

Ứng dụng này cũng được thiết kế mà không cần thêm bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ. Người dùng chỉ cần tải ảnh chụp X-quang lên ứng dụng qua USB hoặc trang web, tiếp đó thuật toán sẽ tự động phân tích hình ảnh và trả lại kết quả xác nhận xem họ có mắc COVID-19 hay không.

Mặc dù ứng dụng này sẽ không thay thế được hoàn toàn cho xét nghiệm PCR, song phương pháp này sẽ rất hữu ích tại các khoa cấp cứu nơi thường tiếp nhận các bệnh nhân nặng.

Ứng dụng sẽ cho phép nhanh chóng chụp ảnh X-quang lồng ngực và phân tích hình ảnh. Nếu bệnh nhân mắc COVID-19, họ sẽ được điều trị ngay lập tức thay vì đợi kết quả của phòng thí nghiệm.

Biện pháp này sẽ giúp rút ngắn thời gian đưa bệnh nhân tới khoa điều trị phù hợp, giảm tải cho khoa cấp cứu. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng rất hiệu quả trong việc chẩn đoán các ca mắc COVID-19 tại các nước thu nhập thấp và những vùng xa xôi, vốn không có công nghệ PCR.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm công nghệ mới tại Pakistan, trong khuôn khổ dự án SAFE RH do Liên minh châu Âu tài trợ, để đánh giá mức độ hiệu quả trên thực tế. Nghiên cứu đã được đăng trên chuyên trang nghiên cứu y khoa medicaldaily.com.

                                                                                                                                                                                                              Nguồn: tuoitre.vn

Send Print  Back
The news brought
Tìm ra bệnh di truyền chỉ bằng 1 tấm ảnh 3/3/2022
Lần đầu tiên chuyển đổi thành công phổi người từ nhóm máu A sang nhóm máu O 3/2/2022
Sử dụng AI để kê đơn thuốc kháng sinh giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc 2/28/2022
Thiết bị cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong không gian kín 2/22/2022
Sáng chế miếng dán vaccine thay mũi tiêm 2/21/2022
Chế tạo miếng sụn đầu gối chữa viêm khớp 2/21/2022
Phân tích hơi thở - phương pháp tiềm năng trong xét nghiệm sàng lọc COVID-19 2/15/2022
Cấy ghép thận heo cho người chết não 1/21/2022
Giáo sư gốc Việt từng tìm ra 'bí mật' của tế bào ung thư 1/18/2022
ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị 1/10/2022
ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị 1/10/2022
Phân tích sức khỏe hệ vi sinh vật dưới da và ruột bằng ứng dụng điện thoại thông minh 12/16/2021
Hệ thống theo dõi stress thời gian thực suốt cả ngày, sử dụng khoa học dữ liệu 12/15/2021
Ba Lan đang phát triển công nghệ mới nhằm thay đổi cuộc sống của người khuyết tật 12/15/2021
Điều trị mỏi mắt ở trẻ em bằng công nghệ thực tế ảo (VR) được FDA chấp thuận 12/15/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120286434 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn