Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Robot AI phân loại rác thải 10:26 AM,11/18/2020

Tại một nhà máy tái chế Bắc Virginia, các cánh tay robot giống con nhện khổng lồ sử dụng công nghệ thị giác máy tính chia rác vào từng thùng riêng biệt.

Đối với hơn 600 cơ sở tái chế đang hoạt động tại Mỹ, robot của công ty AMP Robotics được coi là giải pháp tối ưu cho vấn đề nhân công mà ngành này đang gặp phải. Trước khi đại dịch bùng phát, sản phẩm của AMP Robotics cũng đã được nhiều khách hàng để mắt tới, nhưng tình hình kinh doanh của hãng thực sự bùng nổ khi các nhà máy tái chế liên tục quá tải vì không thể tuyển đủ lao động. Matanya Horowitz, Nhà sáng lập và cũng là CEO của AMP Robotics, cho biết: "Phân loại rác là một công việc nhàm chán, không hiệu quả và rất nguy hiểm. Chưa kể trong thời gian dịch bệnh như hiện nay, ai biết được liệu những thứ đó có bắt nguồn từ người mắc Covid-19 hay không?".

Thành lập năm 2017, công ty AMP, có trụ sở tại Louisville, Colorado, đã bán và cho thuê 100 dây chuyền robot sử dụng công nghệ AI cho hơn 40 nhà máy tái chế khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Dù giá mỗi bộ robot này không hề rẻ, lên tới 300.000 USD, nhiều trung tâm tái chế vẫn quyết định đầu tư số vốn lớn lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại với hy vọng có thể cắt giảm lượng nhân công và tăng năng suất làm việc.

Trong quá trình học tập tại Caltech, Horowitz đã bị thu hút bởi công nghệ deep learning mới nổi lúc bấy giờ, cho phép robot nhìn mọi thứ xung quanh thông qua thị giác máy tính. Trong khi các kỹ sư khác theo đuổi những công nghệ hào nhoáng, như ôtô tự hành hay máy bay không người lái, Horowitz nhận thấy lĩnh vực tái chế đang rất thiếu sự hỗ trợ từ công nghệ. Anh nhận ra rằng ngành công nghiệp này có thể dễ dàng áp dụng công nghệ tiên tiến mà không sợ phải cạnh tranh với các ông lớn như Google hoặc Lockheed Martin. CEO của AMP cũng bị thu hút bởi ý tưởng sử dụng robot để giảm lượng chất thải không được tái chế nhằm cải thiện môi trường.

Horowitz phụ trách tìm ra giải pháp sử dụng cánh tay robot dạng giác hút để gắp vật liệu nhựa. Bí quyết là điều chỉnh lực từ cánh tay lúc tăng tốc và giảm tốc, đồng thời thay đổi độ đàn hồi của lò xo để nó va vào bình sữa một cách nhẹ nhàng như một chiếc gối chứ không phải là một miếng bê tông. Trong vòng một tuần, Horowitz đã có nguyên mẫu mới. Rob Writz, giám đốc phát triển kinh doanh của AMP cho biết: "Horowitz đã giải quyết vấn đề đó trong một tuần vì anh ấy có lẽ thông minh hơn mọi người gấp 10 lần".

Năm 2017, Horowitz và nhóm nghiên cứu đã khắc phục được tất cả các lỗi trên robot liên quan tới công nghệ thị giác máy tính. Anh đã đưa robot tới các nhà đầu tư mạo hiểm và huy động được 3,2 triệu USD vào tháng 10 năm đó, cho phép công ty nhập được nguyên liệu và thiết bị chất lượng cao. Năm tiếp theo, AMP trúng gói thầu cung cấp công nghệ trí tuệ nhân tạo cho Machinex của Canada, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị tái chế, nhanh chóng đưa tên tuổi của mình ra thị trường.

Doanh số bán hàng của AMP bắt đầu tăng vào năm 2019 khi công ty Single Stream Recyclers có trụ sở tại Sarasota, Florida, mua tổng cộng 15 hệ thống robot phân loại rác. Các robot của AMP được cho đã giúp các cơ sở của hãng này cắt giảm chi phí vận hành, tăng năng suất, từ đó tiếp nhận thêm một lượng rác đáng kể để phân loại. Cũng trong năm 2019, RDS of Virginia, có trụ sở tại Portsmouth, đã ký hợp đồng thuê 5 năm đối với 4 robot, 2 để tách vật liệu và 2 để kiểm soát chất lượng. Chủ tịch của RDS, ông Joe Benedetto nói: "Ngay cả trước đại dịch, nhà máy của chúng tôi cũng không thể tuyển đủ số lượng công nhân làm việc. Dù đã trả lượng cao hơn mức tối thiểu, chúng tôi vẫn không tìm được người, nếu tìm được, họ cũng chỉ làm được vài tuần và nghỉ việc".

Đây có thể là một vụ đánh cược dài hạn. Tuy nhiên, robot vẫn còn một điểm cộng. Vì robot phân loại rác chính xác hơn con người nên các cơ sở tái chế, vốn phải hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp, sẽ có thể cải thiện được số lượng vật liệu tái chế mà họ bán được. Điều này đặc biệt quan trọng hiện nay khi các cơ sở tái chế đang phải vật lộn để tìm thị trường mới sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hầu như tất cả chất thải từ năm 2018. Quyết định này đã dẫn đến một lượng lớn vật liệu tái chế thô, trước đây được Trung Quốc mua lại, đã bị chôn lấp cùng các loại rác khác. Trên thực tế, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tỷ lệ vật liệu được tái chế ở nước này chỉ ở mức 35%. "Đó là lúc AMP xuất hiện. Nó có thể giúp các cơ sở tái chế thu được được những nguồn nguyên liệu sạch nhất và tốt nhất, từ đó có thể bán chúng với giá trị cao hơn", chuyên gia tư vấn Freeman nói.

Năm nay, doanh số bán robot của AMP đã tăng nhanh nhờ Covid-19. Không chỉ bởi lý do thiếu nhân lực ở các nhà máy tái chế mà còn bởi sự gia tăng mua sắm trực tuyến đã khiến hàng tỷ hộp các tông từ Amazon trở thành rác thải. Horowitz nói: "Các cơ sở tái chế đang xem xét việc đặt các đơn hàng lớn hơn. Thay vì mua một, họ có xu hướng mua một tổ hợp 6 robot cùng một lúc".

Nguồn: theo Forbes, ngày 16/11/2020.

Send Print  Back
The news brought
Phương pháp mới khử mặn nước lợ 11/18/2020
Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý rác tái chế tại TP Hồ Chí Minh 11/18/2020
Hai học sinh lớp 8 ứng dụng vật liệu nano TiO2 để xử lý nước thải hộ gia đình 11/18/2020
Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới 11/18/2020
Công nghệ mới có khả năng chế ngự sét 11/18/2020
Phát hiện loài vi khuẩn có thể sống trên vũ trụ 11/12/2020
Hệ thống định vị dưới nước không cần pin 11/12/2020
Giảm thiểu tác hại của nhựa qua chiến dịch truyền thông sáng tạo ‘Nhân nhựa’ 11/10/2020
Sáng chế thiết bị cảnh báo nhiệt độ, cậu bé 15 tuổi mong nhiều trẻ em được cứu 10/30/2020
Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường 10/27/2020
Chip làm từ phân bò của Ấn Độ sẽ giảm đáng kể bức xạ từ điện thoại 10/26/2020
Mỹ thử nghiệm triển khai robot cứu hỏa 10/19/2020
Robot sẽ thay thế cá heo hoang dã trong tương lai 10/19/2020
Cảnh báo crom độc hại có thể hình thành trong đường ống nước 10/13/2020
Chế tạo thành công "vũ khí" chống ồn hiệu quả 10/6/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120284843 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn