Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hệ thống định vị dưới nước không cần pin 2:48 PM,11/12/2020

Các nhà khoa học hiện nay có trong tay bản đồ bề mặt Mặt trăng chính xác hơn so với đáy đại dương. Nhưng công nghệ định vị mới không cần pin của nhóm các nhà nghiên cứu ở MIT có thể thúc đẩy sự bùng nổ trong khám phá đại dương.

Cuộc sống hiện đại gần như không thể thoát khỏi hệ thống định vị toàn cầu GPS. Công nghệ này, dựa trên tín hiệu vô tuyến truyền qua vệ tinh, được sử dụng trong vận chuyển, điều hướng, quảng cáo nhắm mục tiêu, v.v... Kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1970 và 1980, GPS đã thay đổi thế giới. Nhưng nó không thay đổi đại dương. Nếu bạn muốn trốn khỏi GPS, cách tốt nhất là xuống dưới nước.

Bởi vì sóng vô tuyến nhanh chóng suy yếu khi chúng di chuyển trong nước. Vì thế, liên lạc dưới biển thường phụ thuộc vào tín hiệu âm thanh. Sóng âm truyền đi nhanh hơn và xa hơn dưới nước so với trong không khí, trở thành một cách hiệu quả để gửi dữ liệu dưới nước. Nhưng sóng âm có một nhược điểm.

"Âm thanh rất ngốn điện", Fadel Adib, người dẫn đầu nghiên cứu mới ở Media Lab, MIT, cho biết. Để gửi thông tin (nhiệt độ, độ mặn của nước hay vị trí, v.v...) về bộ phận thu tín hiệu, các thiết bị đánh dấu trên biển phải tạo ra tín hiệu âm thanh và do đó hết pin rất nhanh. Vì thế rất khó theo dõi chính xác các đối tượng dưới biển trong một khoảng thời gian dài. Chẳng hạn, một thiết bị đánh dấu gắn vào một con cá voi đang di cư thì rất khó thay pin, hoặc một robot tự hành dưới biển sâu với lượng năng lượng hạn chế. Vì vậy, nhóm Media Lab đã tìm cách tạo ra thiết bị đánh dấu sử dụng âm thanh mà không tốn pin, có tên Underwater Backscatter Localization (UBL), nhờ dựa trên vật liệu áp điện.

-          Nguyên tắc vận hành

Vật liệu áp điện tạo ra điện tích riêng của chúng để phản ứng với ứng suất cơ học, giống như chúng được kích hoạt bởi sóng âm rung động. Sau đó, cảm biến áp điện có thể sử dụng điện tích mà vật liệu áp điện phát ra để phản xạ có chọn lọc một số sóng âm trở lại môi trường, thay vì tự tạo ra âm thanh. Bộ phận thu tín hiệu phiên dịch chuỗi phản xạ từ các thiết bị đánh dấu mang cảm biến áp điện, gọi là tán xạ ngược, thành dạng mã nhị phân: 1 (đối với sóng âm phản xạ) và 0 (đối với sóng âm không phản xạ). Kết quả là mã nhị phân thu được từ thiết bị đánh dấu có thể mang thông tin về nhiệt độ nước biển hoặc độ mặn.

Về nguyên tắc, công nghệ này cũng có thể cung cấp thông tin vị trí để định vị các vật thể dưới biển, như cá voi hoặc robot tự hành. Một bộ thu phát sóng có thể phát ra sóng âm, sóng âm đi đến thiết bị đánh dấu mang cảm biến áp điện và phản xạ lại thiết bị thu phát. Đồng hồ sẽ ghi lại thời gian sóng âm di chuyển, và dựa vào đó để tính khoảng cách giữa thiết bị thu phát và thiết bị đánh dấu mang cảm biến áp điện.

Các nhà nghiên cứu đã khắc phục vấn đề này bằng “nhảy tần”. Thay vì gửi tín hiệu âm thanh ở một tần số duy nhất, thiết bị quan sát sẽ gửi một chuỗi tín hiệu trên một dải tần số. Mỗi tần số có một bước sóng khác nhau nên sóng âm phản xạ trở lại đơn vị quan sát ở các thời điểm khác nhau. Bằng cách kết hợp thông tin về thời gian di chuyển và chênh lệch thời điểm giữa các tần số, người quan sát có thể xác định chính xác khoảng cách đến thiết bị đánh dấu mang cảm biến áp điện.

Nhảy tần đã thành công trong thử nghiệm mô phỏng vùng nước sâu, nhưng vẫn cần biện pháp bảo vệ bổ sung để loại bỏ tiếng ồn dội lại lớn hơn ở các vùng nước nông.

Trong môi trường nhiều tiếng vọng như vậy, các nhà nghiên cứu phải làm chậm dòng thông tin. Họ giảm tốc độ bit, về cơ bản là giảm tốc độ gửi tín hiệu. Cách này cho phép tiếng vọng của từng tín hiệu giảm đi trước khi có khả năng gây nhiễu cho tín hiệu tiếp theo. Trong khi tốc độ gửi 2.000 bit/ giây đủ để tránh nhiễu ở vùng nước sâu, các nhà nghiên cứu phải điều chỉnh xuống 100 bit/ giây ở vùng nước nông để thu được tín hiệu phản xạ rõ ràng từ thiết bị đánh dấu mang cảm biến áp điện.

Để theo dõi các đối tượng chuyển động, các nhà nghiên cứu phải tăng tốc độ gửi tín hiệu. Trong mô phỏng, 1.000 bit/ giây là quá chậm để xác định chính xác một vật thể mang thiết bị đánh dấu đang di chuyển qua vùng nước sâu với tốc độ 30cm/ giây. "Vào thời điểm bạn có đủ thông tin để khoanh vùng đối tượng, nó đã di chuyển khỏi vị trí cũ", Afzal giải thích. Với tốc độ 10.000 bit/ giây, họ đã có thể theo dõi vật thể mang thiết bị đánh dấu qua vùng nước sâu.

-          Tiềm năng khám phá đại dương

Nhóm của Adib đang nỗ lực cải tiến công nghệ UBL, giải quyết những thách thức như xung đột giữa tốc độ bit thấp cần thiết ở vùng nước nông và tốc độ bit cao cần thiết để theo dõi vật thể chuyển động.

Nhìn chung, các thử nghiệm của nhóm đã đưa ra một thiết bị trình diễn đáng chú ý ngay cả trong môi trường nhiều nhiễu như khu vực nước nông. Họ hy vọng UBL có thể góp phần thúc đẩy sự bùng nổ trong khám phá đại dương. Reza Ghaffarivardavagh, đồng tác giả nghiên cứu, lưu ý rằng các nhà khoa học hiện nay có bản đồ bề mặt mặt trăng chính xác hơn so với đáy đại dương. “Tại sao chúng ta không thể gửi các phương tiện không người lái dưới nước xuống khám phá đại dương? Câu trả lời là vì chúng ta sẽ mất chúng”, Ghaffarivardavagh nói. GPS có thể hoạt động ngoài không gian nhưng không hoạt động được dưới đáy biển, còn sóng âm hiện nay thì quá tốn năng lượng.

Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần bởi Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ và đã được công bố tại hội thảo của Hiệp hội Tính toán Hoa Kỳ.

Nguồn: Theo KHPT, ngày 11/11/2020.

Send Print  Back
The news brought
Giảm thiểu tác hại của nhựa qua chiến dịch truyền thông sáng tạo ‘Nhân nhựa’ 11/10/2020
Sáng chế thiết bị cảnh báo nhiệt độ, cậu bé 15 tuổi mong nhiều trẻ em được cứu 10/30/2020
Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường 10/27/2020
Chip làm từ phân bò của Ấn Độ sẽ giảm đáng kể bức xạ từ điện thoại 10/26/2020
Mỹ thử nghiệm triển khai robot cứu hỏa 10/19/2020
Robot sẽ thay thế cá heo hoang dã trong tương lai 10/19/2020
Cảnh báo crom độc hại có thể hình thành trong đường ống nước 10/13/2020
Chế tạo thành công "vũ khí" chống ồn hiệu quả 10/6/2020
Lần đầu tiên tổ chức ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam 10/2/2020
Đã phát minh ra cảm biến ô nhiễm không khí nhỏ nhất thế giới, có thể đặt gọn trong smartphone 9/29/2020
Xử lý nước thải dệt nhuộm: Hệ thống tích hợp nhiều bộ lọc 9/29/2020
Nghiên cứu chế phẩm sản xuất bột giấy: Xác lập quy trình công nghệ mới 9/23/2020
Thiết bị hạn chế phát thải hạt vi nhựa từ lốp xe 9/23/2020
Lắp đặt gần 400 hệ thống lọc nước nhiễm arsen ở đồng bằng sông Hồng 9/18/2020
Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí nhỏ như bao diêm 8/24/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120231881 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn