Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học: Nghĩ dễ, làm không dễ 4:18 PM,7/21/2020

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các trường đại học.

-          Bằng sáng chế cấp cho chủ thể nước ngoài chiếm ưu thế

Theo ThS Nguyễn Minh Huyền Trang, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia TP.HCM), hiện số đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2007 (2.860 đơn) đến 2017 (5.382 đơn). Tuy nhiên, có đến gần 90% chủ đơn là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong khi chủ đơn Việt Nam chỉ chiếm con số rất khiêm tốn là trên dưới 10%.

Trong đó, năm 2017, các chủ thể Việt Nam được cấp 109 bằng độc quyền sáng chế (chiếm chưa đến 7% số bằng được cấp trong năm). Trong khi đó, số bằng độc quyền sáng chế cấp cho các chủ thể nước ngoài là 1.636 (chiếm đến hơn 93% số bằng được cấp trong năm).

Như vậy, nếu so sánh với một số nước trong khu vực ASEAN+ 3 thì chúng ta đứng cuối và cách biệt khá xa với Thái Lan, Singapore. Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, năm 2017, tổng số đơn sáng chế và giải pháp hữu ích của Thái Lan, Malaysia và Việt Nam lần lượt là 3.133, 1.439 và 669.

ThS Nguyễn Minh Huyền Trang cũng nói thêm, hiện vẫn còn khoảng 10% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ từ những năm 1970, 30% sử dụng công nghệ từ những năm 1980 và 50% sử dụng công nghệ từ những năm 1990. Chính vì sử dụng công nghệ lạc hậu, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt không đáp ứng chất lượng, mẫu mã nên sức cạnh tranh thấp. "Nếu xác định các kết quả nghiên cứu phải bảo đảm tính mới, sáng tạo và tính ứng dụng trong thực tiễn thể hiện ở số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung và số đơn đăng ký sáng chế nói riêng như hiện nay thì không phản ánh đúng tiềm năng của các trường, viện. Quá trình chuyển giao công nghệ giữa đại học và doanh nghiệp còn nhiều bất cập và là vấn đề rất cấp thiết trong phát triển nghiên cứu khoa học", bà Huyền Trang nhận định.

-         Khó thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Saigon Innovation Hub – Sihub), ở các nước phát triển, hoạt động nghiên cứu đóng vai trò như "kim chỉ nam" và đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học sẽ lấy hoạt động nghiên cứu làm nguồn thu chủ yếu. Ngược lại ở Việt Nam, tại các trường đại học, việc dạy vẫn là nhiệm vụ hàng đầu.

Trong những năm gần đây, chủ trương áp dụng cơ chế tự chủ của Chính phủ đối với các trường đã thúc đẩy các cơ sở giáo dục tiệm cận với cơ chế thị trường; các trường phải quan tâm đến việc tạo được các sản phẩm, dịch vụ tốt cho thị trường từ nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, hiên vẫn còn rất nhiều rào cản về chính sách, nhận thức, thói quen, kiến thức liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… Ở cấp trường, công nghệ dừng lại tại phòng thí nghiệm nên rủi ro cao khi triển khai ứng dụng hoặc các trường đại học còn xem nhẹ việc nghiên cứu những đề tài, giải pháp có giá trị đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội. 

Về mặt giải pháp, theo ông Huỳnh Kim Tước, mô hình công ty đại diện chuyển giao công nghệ của trường đại học có thể thay thế hoàn toàn vai trò của trung tâm chuyển giao công nghệ tại một số trường đại học. Mô hình công ty này cũng có thể đảm nhận vai trò của vườm ươm công nghệ trong việc hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off). Trong trường hợp trường đại học đã có mô hình trung tâm chuyển giao và vườn ươm công nghệ thì vai trò chuyển giao của công ty tập trung ở khâu thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của các trường đó là “luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép các trường đại học được đầu tư tài chính. Trên thế giới, phần đầu tư tài chính mới là phần chính. Tức là, tài sản của nhà trường của các nguồn khi đầu tư xong thì tạo ra tài sản. Tài sản đó được bàn giao cho công ty quản lý. Công ty quản lý tài sản đó có các hướng là phát triển thành các start-up, spin-off… Dù ở góc độ nào cũng sẽ hình thành các vấn đề về tài chính, vì vậy bắt buộc phải hướng đến chức năng đầu tư tài chính”.

Nguồn: VietQ.vn, ngày 21/7/2020.

Send Print  Back
The news brought
Bộ KH&CN ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid 7/21/2020
Google đào tạo kỹ năng kỹ thuật số trong lĩnh vực du lịch 7/21/2020
Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 7/14/2020
Xây dựng mạng liên kết thông tin KHCN dùng chung 7/10/2020
Khó khăn trong đại dịch cho thấy sự chuẩn bị lâu dài của ngành KH&CN 7/10/2020
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc: Nghiên cứu cơ bản cần thiết cho sự phát triển lâu dài của đất nước 7/6/2020
AI và RPA có thể giúp doanh nghiệp giảm 60% chi phí vận hành 7/6/2020
CERN thông qua kế hoạch xây dựng máy gia tốc hạt mới 7/6/2020
Hỗ trợ đa dạng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp 7/2/2020
Nâng cao nhận thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020 7/2/2020
Chuyển giao công nghệ từ FDI: Chưa như mong đợi 7/2/2020
Thông báo quyết định của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA và EVIPA 6/19/2020
Đề án 844 - Cần kết nối sâu và rộng hơn 6/18/2020
Đề xuất khung mô hình cung ứng dịch vụ KH&CN phục vụ liên kết vùng phát triển các sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long. 6/18/2020
Chiến lược quốc gia về SHTT của Việt Nam sẽ là ví dụ tốt cho nhiều nước học tập 6/18/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120267792 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn