Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện 11:46 PM,2/29/2020

Công trình của nhóm nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) được kỳ vọng sẽ là giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện tại theo hướng thân thiện môi trường.

Trong nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Advanced Science, các nhà khoa học Đại học Công nghệ Nanyang cho biết đã tìm ra cách tổng hợp một loại xúc tác mới từ vanadium và nhôm mang sức mạnh đặc biệt.

Xúc tác có thể hòa tan trong dung dịch chứa những loại nhựa khó phân hủy như polyethylene. Dưới sự hỗ trợ của ánh sáng mặt trời, xúc tác góp phần phá vỡ liên kết carbon-carbon trong thời gian chỉ khoảng 6 ngày.
Theo PGS Soo Han Sen - Trường Khoa học toán và vật lý, ĐH Công nghệ Nanyang - sở dĩ phần lớn các loại nhựa hiện nay khó xử lý là do trong cấu tạo hóa học chứa loại liên kết carbon-carbon cực bền và chỉ bị "đánh bại" ở nhiệt độ rất cao hay có sự "góp sức" của các loại kim loại nặng.
Công nghệ mới của nhóm nghiên cứu giải quyết được điểm nghẽn này.
Trước tiên, các mẩu nhựa khó phân hủy sẽ được xử lý bước 1 trong dung dịch đun nóng, ở khoảng 85 độ C.
Tiếp đến, chất xúc tác dạng bột đặc biệt chứa vanadium và nhôm sẽ được cho vào dung dịch. Cộng thêm tác dụng của ánh sáng mặt trời, liên kết carbon-carbon bị phá vỡ hoàn toàn chỉ trong khoảng 6 ngày.
Kết quả, polyethylene được biến thành axit formic - loại hóa chất có thể dùng trong các loại pin nhiên liệu, giúp tạo ra năng lượng điện.
Trong tự nhiên, axit formic tồn tại trong nọc của nhiều loài kiến nên được đánh giá không gây nguy hiểm. Ngày nay, axit formic còn được dùng nhiều trong những ngành công nghiệp khác như dệt nhuộm, cao su, tổng hợp hóa học…
"Nhiều năm qua, chúng tôi cố gắng tìm ra hướng đi bền vững và tiết kiệm nhất bằng cách tận dụng tối đa nguồn năng lượng ánh sáng và những vật liệu rẻ tiền để biến nhựa khó phân hủy thành sản phẩm hóa học hay các dạng năng lượng khác" - PGS Soo Han Sen nói.
Ông cũng khẳng định đây là phương pháp đầu tiên có thể phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của những loại nhựa không phân hủy như polyethylene mà không phải sử dụng các kim loại nặng như platinum, palladium hay ruthenium…
Từ nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhóm ước tính phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn đến 30 hợp chất chứa liên kết carbon-carbon và biến chúng thành những loại vật liệu có ích, thân thiện với môi trường.
Giá thành rẻ cùng với những nguồn vật liệu dễ tìm cũng là một trong những lợi thế khác của cách thức này.
PGS Soo cho biết phần lớn rác thải nhựa ở Singapore hiện được xử lý bằng phương pháp đốt, nhưng lại có hạn chế khi thải ra môi trường không ít khí nhà kính và lượng chất dư thừa độc hại.
"Từ thành công bước đầu trong phòng thí nghiệm, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trên quy mô công nghiệp và hướng đến có thể thay đổi tình trạng rác thải nhựa tràn ngập hiện nay" - PGS Soo nói.
Nguồn: Trí thức trẻ

Send Print  Back
The news brought
Phát hiện sinh vật Trái Đất đầu tiên không hít thở 2/26/2020
Phát hiện mẫu hóa thạch thực vật lâu đời nhất thế giới 2/26/2020
Không khí Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe 2/25/2020
Kiểm soát biến đổi khí hậu: Tiết lộ thêm sự thật về nguy cơ xảy ra thảm họa 2/24/2020
Trái Đất sẽ mất 1/3 các loài động vật và thực vật trong 50 năm nữa? 2/24/2020
Sụt lún trên 100 m đê biển Tây ở Cà Mau 2/20/2020
Người Hà Nội vẫn đốt 23.000 bếp than tổ ong mỗi ngày 2/20/2020
Xử lý dầu tràn bằng kỹ thuật hấp phụ thông qua vật liệu composite bọt xốp lai ghép 2/19/2020
Thiên hà cách ta 500 triệu năm ánh sáng phát ra đợt sóng vô tuyến với chu kỳ 16 ngày "đều như vắt chanh" 2/19/2020
Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu 2/17/2020
Đa dạng sinh học ở Việt Nam và những thành tựu mới 2/14/2020
Tận dụng CO2 để tái chế pin 2/14/2020
Nhiều nhà máy thủy điện miền trung thiếu nước trầm trọng 2/13/2020
Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi 2/13/2020
Công nghệ sản xuất isomaltulose từ đường mía 2/12/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120297932 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn