Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xuất hiện công nghệ COMET điều chỉnh mọi tế bào của người 9:15 AM,2/14/2020
Trong bối cảnh công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR bị nghi ngờ không đủ chính xác và an toàn để sử dụng trong y học, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển nền tảng mới được gọi là COMET cho phép khám phá và thay đổi các chức năng cơ bản của tế bào, cũng như tạo ra các phương pháp mới để điều trị bệnh, trong số đó có cả ung thư.Theo Phys.org, công nghệ chỉnh sửa bộ gene CRISPR có thể được thay thế bằng một công nghệ hoàn toàn mới để sửa chữa ở cấp độ tế bào các trục trặc trong cơ thể của động vật có vú, kể cả ở người. Nền tảng mới được gọi là COMET cho phép khám phá và thay đổi các chức năng cơ bản của tế bào, cũng như tạo ra các phương pháp mới để điều trị bệnh, trong số đó có cả ung thư.Nhờ những tiến bộ trong sinh học tổng hợp, các nhà khoa học có thể lập trình lại các tế bào vi khuẩn để thực hiện các hoạt động mới và tạo ra các hợp chất mới. Tuy nhiên, các tế bào động vật có vú phức tạp hơn nhiều, vì vậy, việc sửa đổi chúng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Các công cụ chỉnh sửa gene, bao gồm CRISPR, cho phép “viết lại” các gene riêng lẻ, nhưng không phải toàn bộ mạng phân tử. Các chuyên gia từ Đại học Tây Bắc (Mỹ) đã đề xuất một cách tiếp cận mới cho vấn đề này. Họ đã phát triển một nền tảng được gọi là COMET, bộ công cụ đầu tiên để cấu hình lại các tế bào động vật có vú.Mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu là phát triển các liệu pháp tế bào, ví dụ như cách lập trình lại các tế bào miễn dịch để chống ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra rằng họ cần một công cụ mới để cung cấp cho các tế bào chức năng mới.Bước đầu tiên là tạo ra một thư viện bao gồm các yếu tố thúc đẩy và phiên mã điều chỉnh sự biểu hiện gene. Dựa trên dữ liệu thu được, một mô hình toán học đã được phát triển để giải thích sự tương tác của các gene bên trong các tế bào. Chính mô hình toán học này là cơ sở của COMET. Nền tảng này bao gồm các hợp chất tổng hợp, nhờ đó có thể kiểm soát hoạt tính của các gene ở mức độ mà trước đó không thể thực hiện được.Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang làm việc để ứng dụng thực tế công cụ COMET. Cụ thể, họ có kế hoạch sử dụng nó để lập trình lại các tế bào để đưa thuốc trực tiếp đến các khối u. Để làm điều này, các nhà khoa học cần dạy cho tế bào phân biệt mô khỏe mạnh với ung thư. Các tác giả cũng muốn làm cho công nghệ mới dễ tiếp cận với các nhóm khoa học khác. Điều này không chỉ giúp phát triển các phương pháp y học và công nghệ sinh học mới, mà còn thúc đẩy nghiên cứu về khả năng miễn dịch, sinh sản và các quá trình sinh học cơ bản khác.Mặc dù công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR đã phổ biến, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng nó không đủ chính xác và an toàn để sử dụng trong y học. Điều này kích thích tìm kiếm các phương pháp thay thế để tạo ra những thay đổi trong bộ gene. Năm 2019, một số công cụ như vậy đã được giới thiệu cùng một lúc - cả các phiên bản CRISPR lẫn các công nghệ hoàn toàn mới.
Nguồn: khoahoc.tv
Send Print  Back
The news brought
Thêm một bằng chứng quan trọng về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử 2/13/2020
Hang dơi bí mật có thể hé lộ nguồn gốc nCoV 2/13/2020
Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị nCoV 2/12/2020
Chế tạo thành công robot lấy máu bệnh nhân 2/11/2020
Virus corona bị sử dụng để phát tán mã độc 2/11/2020
Quy trình sản xuất que thử phát hiện nhanh virut rota 2/10/2020
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt các đề tài nghiên cứu về chủng mới của virus Corona 2/10/2020
Cung cấp các công bố mới nhất về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona phục vụ cộng đồng nghiên cứu khoa học 2/10/2020
Khẩn trương nghiên cứu, chế tạo bộ kit test nhanh để chủ động ứng phó dịch bệnh do nCoV gây ra 2/10/2020
Các nhà khoa học tìm ra cách phát hiện sớm bệnh xơ phổi 2/4/2020
Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư não chính xác hơn chuyên gia 2/3/2020
Băng gạc phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh 2/3/2020
Phát hiện yếu tố bất ngờ liên quan tới 80% trường hợp ung thư ruột 1/1/2020
Tế bào gốc gân có thể cách mạng hóa việc phục hồi chấn thương 1/1/2020
Nga phát triển máy chụp cộng hưởng từ MRI với nhiều ưu điểm vượt trội 1/1/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120327022 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn