Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc 3:50 PM,2/10/2020

Đối với cây ăn quả nói chung và cam quýt nói riêng, gốc ghép là một trong những cơ sở của việc nhân giống. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình sinh trưởng, năng suất phẩm chất quả, tính chống chịu với sâu bệnh và khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi của thiên nhiên. Trên thế giới, các nước trồng cam quýt đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chọn tạo ra các giống gốc ghép. Các giống gốc ghép không chỉ thích hợp từng giống cam quýt mà còn có những đặc tính chuyên biệt khác như khả năng chịu hạn úng, chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, hầu hết các vườn cây có múi ở một số nước sản xuất cây có múi lớn đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng quả cao.

Ở nước ta, mặc dù nghề trồng cây có múi đã có từ lâu song nghiên cứu chọn tạo gốc ghép cho cây có múi ít đƣợc quan tâm giống gốc ghép được sử dụng còn khá đơn điệu. Vì vậy, chất lượng vuonwf cây có múi chưa được cải thiện, cây sinh trưởng kém, thoái hóa nhanh và dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại nguy hiểm năng suất, chất lƣợng quả chưa cao.

Trong thực tế sản xuất hiện nay chủ yếu dùng gốc bưởi chua và một số giống nhập nội. Các giống gốc ghép này có những ưu điểm nhất định nhưng cũng có nhiều hạn chế như hạt bưởi chua thuộc loại đơn phôi nên cây con phát triển từ hạt sẽ có nhiều biến dị, ít giữ được đặc tính của cây mẹ. Việc nhập nội các giống gốc ghép sẽ tuyển chọn nhanh được những giống gốc ghép mong muốn, giảm được thời gian và chi phí nghiên cứu, tuy nhiên một số giống cây có múi nhập nội có thể coi là rất tốt của nước ngoài nhưng chưa hẳn đã thích hợp với điều kiện sinh thái của nước ta, hơn nữa trong quá trình nhập nội nếu công tác kiểm dịch thực vật làm không tốt sẽ có thể nhập vào giống mang những sâu bệnh hại nguy hiểm.

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên  Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp với Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Ngọc Lin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc” nhằm mục đích tuyển chọn một số gốc ghép thích hợp cho cây có múi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Với mục tiêu Tuyển chọn được giống gốc ghép mới cho cây có múi, có khả năng sinh trƣởng phát triển, khả năng tiếp hợp và chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, phục vụ phát triển cây có múi ở các tỉnh phía Bắc.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

a. Điều tra, thu thập và lưu giữ tập đoàn giống gốc ghép

- Thu thập và lưu giữ tại 26 dòng giống gốc ghép cây có múi gồm: 3 giống bưởi, 4 giống cam, 5 dòng/giống quýt, 6 giống chanh và 8 dòng/giống con lai và dạng khác.

- Xây dựng, lưu giữ vườn tập đoàn giống gốc ghép quy mô 0,5 ha tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi.

b. Nghiên cứu tuyển chọn các giống gốc ghép

- Tuyển chọn được 3 giống chịu nấm phytophthora palmivora là giống Citrange troyer, Trấp và cam Voi. Trong đó giống gốc ghép Citrange troyer có khả năng kháng cao đối với bệnh thối rễ và chảy gôm. Các giống Trấp, cam voi có khả năng kháng bệnh do nấm Phytophthora palmivora tương đối tốt.

- Tuyển chọn được 2 giống chịu hạn là giống C. troyer và bưởi chua Hòa Bình. Trong đó giống C. troyer có khả năng chịu hạn tốt nhất, có độ ẩm cây héo đạt thấp nhất từ 8,29 - 9,21%; giống gốc ghép bưởi chua Hòa Bình có độ ẩm cây héo đạt 11,83 – 17,36% tương đương với sức giữ nước của đất (pF) > 4 và tƣơng ứng với < - 9,81 bar.

- Nghiên cứu xác đinh được 8 tổ hợp ghép được đánh giá là có khả năng sinh trưởng khỏe, trong đó:

+ Bưởi Diễn có khả năng sinh trưởng khỏe trên gốc bưởi chua Hòa Bình và C.troyer. Tuy nhiên bưởi Diễn ghép trên gốc C. troyer là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

+ Cam Xã Đoài có khả năng sinh trưởng khỏe nhất trên gốc bưởi chua, C.troyer và Trấp Thái Bình. Trong đó, các tổ hợp cam Xã Đoài khi đƣợc ghép trên gốc bưởi chua thì có khả năng chống chịu bệnh kém hơn.

+ Quýt Đường Canh ghép trên gốc bưởi chua Hòa Bình, Trấp Thái Bình, Citrange troyer sinh trưởng mạnh nhất, các cá thể đồng đều. tuy nhiên khi ghép trên gốc Trấp và C. troyer thì khả năng chống chịu bệnh chảy gôm tốt hơn.

c. Nghiên cứu một số biện pháp nhân giống gốc ghép phục vụ sản xuất

- Nghiên cứu xác định giá thể gieo hạt thích hợp là giá thể phối trộn xơ d a (30kg xơ dừa + 60kg đất + 7kg phân chuồng hoai mục + 2kg lân + 1kg vôi bột/ 100kg hỗn hợp). Nồng độ α-NAA ở mức 2000ppm là thích hợp với bốn giống gốc ghép gồm Poncirus trifoliata, Citrange carrizo, Citrange troyer, Citrumelo và thời vụ giâm cành thích hợp nhất là vụ xuân.

- Xây dựng quy trình nhân giống gốc ghép cây có múi với tỷ lệ xuất vườn > 90%, được hội đồng cơ sở công nhận theo quyết định số 246/QĐ - VRQ - KH ngày 30 tháng 5 năm 2017.

d. Xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm tại Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội.

Mô hình trồng khảo nghiệm các giống cam Xã Đoài, bƣởi Diễn và quýt Đường Canh trên một số gốc ghép được tuyển chọn có khả năng sinh trưởng tốt, đồng đều trong điều kiện sinh thái Chương Mỹ - Hà Nội. Các tổ hợp được ghép trên gốc Citrange troyer, Trấp thì mức độ gây hại của một số loài sâu bệnh nhẹ hơn khi ghép trên gốc bưởi chua và cam Voi.

*Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14170/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tạo giống bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen 2/10/2020
Nghiên cứu tạo giống bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen 1/17/2020
Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc 1/17/2020
Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi cấy mô 1/17/2020
Nghiên cứu chọn tạo giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo kết hợp lai hữu tính 1/8/2020
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. 1/8/2020
Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, Việt Nam 1/8/2020
Nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa kim loại hiếm Liti trong đới Kontum, định hướng cho công tác điều tra, phát hiện quặng kim loại hiếm 1/8/2020
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp địa tầng phân tập cho các trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ ở Đông Bắc Việt Nam 1/8/2020
Khai thác và phát triển nguồn gen các loài nưa (Amorphphallus spp.) giầu glucomannan 12/6/2019
Nhân giống thành công dược liệu Thông đất quý hiếm 10/24/2019
Nghiên cứu phát triển cây Hoàng liên ô rô, dưới tán rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc 10/24/2019
Nghiên cứu mới về nhân sâm Panax L. ở Việt Nam 10/9/2019
Khai thác và Phát triển nguồn gen Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao 9/18/2019
Nghiên cứu quy trình ổn định chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất Flavonoid và xanthon từ lá cây xa kê và vỏ quả măng cụt 9/18/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119878335 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn