Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mỹ và Pháp hợp tác theo dõi sinh vật biển từ vũ trụ 12:28 PM,12/15/2019

Các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã sử dụng thiết bị laser vũ trụ để theo dõi các loài sinh vật biển nhỏ – các loài nhuyễn thể, mực con và cá nhỏ trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật biển. Theo họ, công nghệ này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân.

Theo New Atlas, các kỹ sư NASA hợp tác cùng với các nhà nghiên cứu Pháp ở Centre National d’Etudes Spatiales (CNES) bắt đầu sử dụng các thiết bị laser vũ trụ được lắp đặt trên các vệ tinh CALIPSO và Cloud-Aerosol Lidar để theo dõi các sinh vật biển nhỏ – các loài nhuyễn thể, mực con và cá nhỏ.
Công nghệ cho phép nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân. Hai lần một ngày, khi Mặt trời mọc và lặn, chuyển động của thế giới động vật diễn ra trên biển, được gọi là di cư thẳng đứng trong ngày – Diel Vertical Migration (DVM). Quá trình này là lớn nhất trong số các cuộc di cư được biết đến cả về số lượng lẫn sinh khối.
Đại diện của nhiều loài khác nhau tham gia di cư thẳng đứng trong ngày, bao gồm các loài nhuyễn thể, mực non và cua ấu trùng – hầu như tất cả sinh vật tham gia vào quá trình này đều có kích thước siêu nhỏ. Trong giai đoạn di cư về đêm, sinh vật nổi lên trên bề mặt và ăn các loài thực vật nhỏ – thực vật phù du. Vào ban ngày, chúng chìm xuống độ sâu để bảo vệ chống lại kẻ săn mồi.
Nghiên cứu sự di cư của các vi sinh vật được gọi là động vật phù du này có thể hữu ích cho mục đích quân sự và đánh bắt cá (dễ dàng giấu một chiếc tàu ngầm trong đám mây động vật phù du hơn và luôn có sẵn cá ở bên cạnh), cũng như theo dõi sự biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng laser vũ trụ để nghiên cứu lớp nước bề mặt dày hơn 20m. Điều này là đủ để phát hiện động vật phù du vào ban đêm và buổi sáng, cũng như nghiên cứu hành vi của chúng trên quy mô toàn cầu.
Nguồn: thiennhien.net


Send Print  Back
The news brought
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/16/2019
Cà Mau: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận để phát triển sản phẩm cá bóp Hòn Chuối 4/16/2019
Hải Phòng: Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo ốc đụn cái 4/12/2019
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/12/2019
Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh 2/20/2019
Kiên Giang: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh hai giai đoạn trên hồ trải bạt 2/20/2019
Cà Mau: Mô hình nuôi cua biển quảng canh cải tiến hai giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình 2/20/2019
Cà Mau: Nuôi tôm chân trắng thâm canh theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân 12/4/2018
Phú Yên: Xây dựng mô hình nuôi cá chẽm trong thủy vực nước ngọt quy mô nông hộ 12/4/2018
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc trong vùng nước lợ Hải Phòng 11/23/2018
Bến Tre: Nghiên cứu và ứng dụng quy trình sản xuất chả cá sạch, không phụ gia từ một số loài cá biển theo công nghệ Nhật Bản 11/22/2018
Phát hiện “công tắc” để tăng sự tích tụ của tinh bột trong tảo 11/16/2018
Nghệ An: Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật sản xuất Tảo Nanochloropsis aculata và Dunaliella salina 11/16/2018
Bà Rịa - Vũng Tàu: Giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến thủy sản 11/6/2018
An Giang: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu 11/6/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120235585 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn