Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đẩy mạnh công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac ở Việt Nam 2:00 PM,12/6/2019

Nhằm cập nhật, tiếp thu các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, ngày 26/11/2019, Công ty VaBiotech (Bộ Y tế) phối hợp với Đại học Bristol (Vương quốc Anh) tổ chức buổi chia sẻ kiến thức mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát của dịch cúm gia cầm và bệnh dại; đồng thời giới thiệu một số kết quả hợp tác ban đầu trong hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin thế hệ mới.

Đại diện Công ty VaBiotech cho biết, hiện cán bộ khoa học của đơn vị đang cùng tham gia chương trình đào tạo và nhóm nghiên cứu của GS Imre Berger (Đại học Bristol) để tiếp thu công nghệ sản xuất tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac. MutliBac phù hợp với sản xuất vắc-xin mới với số lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. Đến nay, công nghệ này đã được chuyển giao cho hàng chục doanh nghiệp lớn về vắc-xin và trên 1.000 phòng thí nghiệm của các trường đại học ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, VaBiotech là đơn vị đầu tiên thực hiện hợp tác chuyển giao công nghệ này.

Theo GS Imre Berger, với ưu điểm vượt trội về chất lượng, thời gian, số lượng vắc-xin, đến nay công nghệ này đảm bảo cung cấp đủ lượng vắc-xin cho việc chống lại các đại dịch bùng phát ở các quốc gia và các đơn vị chuyển giao công nghệ này đã phát huy hiệu quả cao trong nghiên cứu, sản xuất vắc-xin. Trong khi ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ cúm gia cầm gia tăng thì việc triển khai một loại vắc-xin phù hợp giúp ngăn ngừa đại dịch là một hướng đi phù hợp. Công nghệ mới này sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất vắc xin từ 3 tháng xuống còn 3 tuần, đáp ứng yêu cầu giải quyết các bệnh dịch một cách nhanh chóng, triệt để.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Nhiều chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp 12/6/2019
Trung tâm chuyển giao công nghệ trong viện trường: Để đi vào thực chất? 12/6/2019
Thúc đẩy kết nối cung cầu máy móc thiết bị thông qua các hội chợ, triển lãm 11/26/2019
Sắp khai mạc chuỗi triển lãm liên kết Ngũ kim – Dụng cụ cầm tay và Cảnh quan – Làm vườn 2019 11/26/2019
Điện tử gia dụng áp dụng công nghệ thân thiện môi trường 11/26/2019
Khai mạc diễn đàn quốc tế về đo lường 11/8/2019
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề đặt ra là làm sao khơi dậy được nguồn trí tuệ của cộng đồng khoa học 11/8/2019
Chủ tịch APLMF đánh giá cao vai trò của Tổng cục TCĐLCL vì sự thành công chung 11/8/2019
Hội nghị quốc tế thường niên SHTP: Công nghệ Blockchain cho đô thị thông minh 11/8/2019
Công nghệ mới biến khí thải thành nhiên liệu tái tạo 11/7/2019
Ngày trình diễn giải pháp công nghệ FCV 2019 11/7/2019
Nữ tiến sĩ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu sâm tố nữ 11/5/2019
Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp 11/5/2019
19 sản phẩm CNTT vào chung khảo Nhân tài đất Việt 2019 11/5/2019
Tôn vinh 112 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu 2019 11/5/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120885085 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn