Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Cần dự án khởi nghiệp đột phá, táo bạo 3:24 PM,10/25/2019

Sau 5 tháng tổ chức “Cuộc thi đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2019” đã khép lại, tuyển chọn được nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường mà xã hội quan tâm để tiếp tục tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Sở khoa học và công nghệ TP.HCM.

Nhận diện dự án đạt giải cao

“Cuộc thi đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2019” do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phối hợp với Sở khoa học và công nghệ TP.HCM tổ chức thu hút 100 dự án đăng ký tham gia và 15.000 lượt quan tâm, theo dõi. Trải qua các phần tranh tài sôi nổi (sơ tuyển, phản biện và chung kết), ban tổ chức đã chọn 5 dự án suất sắc để trao giải.

Các dự án đạt giải cao như “Microsol – giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả, tiết kiệm bền vững và hướng tới nuôi trồng thủy sản hữu cơ”, “Hoàn thiện quy trình công nghệ làm ống hút cỏ bàng thay thế ống hút nhựa, thân thiện với môi trường”, “Máy sấy trái cây công nghệ mới theo dõi và điều khiển bán tự động”... Các dự án này được đánh giá cao về tính sáng tạo, hàm lượng công nghệ, giải quyết các vấn đề đang được xã hội quan tâm như an toàn thực phẩm, môi trường, công nghệ 4.0

Một số dự án khác cũng được đánh giá cao về ứng dụng IoT trong canh tác nông nghiệp, như: dự án hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống châm phân tự động điều khiển từ xa – công nghệ 4.0” hoặc dự án được xem là lĩnh vực mới và tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp của TP.HCM đó là “Agribis –giải pháp công nghệ sinh học chuyển đổi canh tác nông nghiệp sang hướng hữu cơ bền vững”.

TS Nguyễn Hải An - giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, cho biết: “Cuộc thi thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp với nhiều dự án trải dài trên nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp công nghệ cao, như: giống, công nghệ sau thu hoạch, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, môi trường, phân bón thế hệ mới… Điều này cho thấy nông nghiệp có sức hút rất lớn đối với các bạn trẻ. Tôi cho rằng các dự án có chất lượng khá cao về tính đổi mới sáng tạo, về các giải pháp mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, một số giải pháp rất thiết thực, cụ thể để giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay như môi trường, an toàn thực phẩm”.

Mong muốn tiếp cận vốn để phát triển dự án

Được biết, đây là năm thứ 3 cuộc thi diễn ra, dành riêng cho cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Cuộc thi có sức hấp dẫn đối với cộng đồng doanh nghiệp bởi đây là điều kiện, tiền đề để các dự án, chủ dự án đạt giải nhận được hỗ trợ phát triển thành các doanh nghiệp và tham gia chương trình ươm tạo tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp cao. Đặc biệt, được tham gia “chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” của Sở khoa học và công nghệ TP.HCM để chạm tới cơ hội được hỗ trợ nguồn vốn lên đến 2 tỷ đồng/dự án.

Anh Trần Kiến Đức, học viên cao học ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM, chủ nhiệm dự án đạt giải nhất chia sẻ, dự án “Microsol – giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả, tiết kiệm bền vững và hướng tới nuôi trồng thủy sản hữu cơ” là quy trình lên men chế phẩm vi sinh trực tiếp tại ao nuôi với số lượng lớn, giúp nông dân thực hiện quy trình trong ao nuôi đúng liều - đúng cách, giúp duy trì mật độ vi sinh trong ao tôm luôn hiện diện ở mức tốt nhất. Từ đó, ức chế được vi khuẩn gây bệnh cho thủy sản, đồng thời cải thiện môi trường nước ao và hỗ trợ tiêu hóa cho thủy sản. Chúng tôi đã xây dựng chiến lược hỗ trợ bà con nông dân trong suốt mùa vụ, hy vọng dự án nhận được sự hỗ trợ về vốn của chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa, thương mại hóa sản phẩm với chi phí thấp nhất để giúp bà con nông dân canh tác theo hướng an toàn sinh học”.

 ThS Nguyễn Xuân Trúc, chủ nhiệm dự án “hoàn thiện quy trình công nghệ làm ống hút cỏ bàng thay thế ống hút nhựa, thân thiện môi trường” cho rằng, sản phẩm ống hút thân thiện môi trường của nhóm được sản xuất với quy trình tự động hóa, được tiêu thụ mạnh tại các thị trường: Mỹ, Úc, Chi Lê, Nhật, Châu Âu và các nhà hàng khách sạn cao cấp tại Việt Nam. Tham gia cuộc thi này, nhóm mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư để có thể cải thiện và tiếp cận công nghệ sấy lạnh và sấy khô tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất”.

 Ghi dấu dấn với nhà đầu tư bằng bảng kế hoạch kinh doanh gọn nhẹ

Trao đổi với báo Khoa học Phổ thông, ThS Huỳnh Đinh Thái Linh (ảnh), chuyên gia tư vấn đổi mới sáng tạo quốc tế In4In Worldwid khuyến nghị cộng đồng khởi nghiệp ghi điểm với nhà đầu tư trong kêu gọi vốn phát triển dự án.

“Theo tôi, điểm mới của cuộc thi năm nay là tận dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo công nghệ và tối ưu hóa sản phẩm để cải tiến các sản phẩm hiện có. Tuy nhiên, các dự án có hạn chế là chưa nghiên cứu sâu nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có bảng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là sau khi dự án được lựa chọn, sẽ giúp các bạn tăng tốc, hỗ trợ hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, giúp các bạn tiếp cận nhiều nguồn vốn để duy trì kinh doanh và khởi nghiệp thành công.

Để tiếp cận các nguồn vốn thành công và phát triển dự án, ngoài phát triển ý tưởng, các bạn cần tập trung xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng. Dựa trên giá trị cốt lõi đó, có bảng kế hoạch kinh doanh gọn nhẹ, lộ trình thực hiện hoàn chỉnh, có dấu ấn riêng thì chắc chắc nhà đầu tư sẽ bỏ vốn cho các dự án như vậy”.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Growtech Việt Nam 2019: Nơi chuyển giao công nghệ ngành nông – lâm – ngư nghiệp 10/25/2019
Nữ trí thức với khoa học và công nghệ vì sự phát triển bền vững 10/25/2019
Tổng số tiền quan tâm đầu tư dành cho startup vùng ĐBSCL lên đến 755.000 USD 10/25/2019
Hội thảo “thúc đẩy nhãn sinh thái dựa trên học tập chuyển đổi tại các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam” 10/24/2019
VKIST khai trương phòng thí nghiệm về lĩnh vực công nghệ sinh học tại Hàn Quốc 10/24/2019
Việt Nam -Thụy Sỹ: Thúc đẩy hợp tác song phương về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 10/24/2019
Bàn giao công trình phòng thí nghiệm MEMS/NEMS 10/24/2019
Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam 10/24/2019
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm 10/24/2019
Nghiên cứu thiết lập quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) đối với trường bức xạ photon và trường bức xạ hỗn hợp notron, photon 10/24/2019
Triển vọng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam - Rumani 10/24/2019
Tăng cường xúc tiến đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 10/24/2019
Cách mạng công nghiệp 4.0: Sở hữu trí tuệ dịch chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh? 10/24/2019
Hội thảo quốc tế về thiết kế - chế tạo vi mạch và công nghệ cảm biến (WEFAB2019) 10/24/2019
Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội" 10/24/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120306911 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn