Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội" 3:48 PM,10/24/2019

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Viện Ứng dụng Công nhệ (16/10/1984 – 16/10/2019), ngày 09/10/2019, tại Hà Nội, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Hội thảo được tổ chức với mong muốn thiết lập diễn đàn để các cán bộ nghiên cứu của Viện có cơ hội được giao lưu, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của mình trong thời gian qua đến với các đồng nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp để các thế hệ đi trước truyền cảm hứng, kinh nghiệm nghiên cứu cho các thế hệ tiếp theo. Ngoài ra Hội thảo cũng hứa hẹn là dịp để các cán bộ làm công tác chuyên môn có cơ hội tiếp nhận các thông tin hữu ích từ các chuyên gia khách mời đến từ các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế.

Tham dự Hội thảo có Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Giang Mạnh Khôi, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, và đại diện các cán bộ nghiên cứu của Viện.

 Phát biểu khai mạc Hội thảo Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn cho biết, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Cách mạng Công nghiệp 4.0 được cho là dựa trên sự phát triển của nhiều công nghệ, đặc biệt là internet, điện toán đám mây, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3D, tự động hóa. Trên thế giới các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba đã giúp nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển rực rỡ. Có thể thấy rõ hiệu quả trong ứng dụng công nghệ cao mang lại bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng sản xuất, nhiều quốc gia đã triển khai rộng rãi sự tích hợp, kết nối chặt chẽ nhiều công nghệ khác nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất tối ưu.

Bộ KH&CN thời gian vừa qua đã luôn hỗ trợ, đồng hành cùng Viện Ứng dụng Công nghệ trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất và đời sống. Hàng năm đã có nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu, các nhiệm vụ được hỗ trợ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có rất nhiều nhiệm vụ, dự án đã có những thành công nhất định tạo được dấu ấn riêng của Viện. Ví dụ như sản phẩm "Thiết bị Vi điểm phẫu thuật Fractional Laser– Model: FL412 Super" được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chứng nhận là Top 10 sản phẩm tại Tự hào trí tuệ Việt Nam lần thứ hai, Đề tài “Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt” thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được lựa chọn là một trong những thành tựu KH&CN nổi bật của chương trình Ấn tượng KH&CN Việt Nam năm 2017…

"Trải qua chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển,  Viện Ứng dụng Công nghệ đã khẳng định là một tổ chức nghiên cứu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực và là cơ sở nghiên cứu ứng dụng có uy tín ở Việt Nam. Với vị thế đặc biệt, vai trò và nguồn lực của Viện ngày càng phát triển và thực sự là một đầu mối quan trọng của Bộ KH&CN trong việc nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các công nghệ mới, công nghệ cao tại Việt Nam", Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn cho hay.

Do đặc thù là một Viện đa ngành, đa lĩnh vực gồm có:Quang điện tử, Vi điện tử, Laser, Công nghệ Thông tin, công nghệ Sinh học, công nghệ Vật liệu mới, công nghệ Tự động hóa,....để từ đó có thể tích hợp liên kết đưa ra được các giải pháp hiệu quả phục vụ kinh tế xã hội. Viện có rất nhiều công trình nghiên cứu có hiệu quả đượcáp dụng trong an ninh quốc phòng,nghiên cứu chế tạo cácthiết bị y tế, giám sát canh tác tự động trên cánh đồng mẫu lớn, nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp,…

 Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội”, các cán bộ nghiên cứu của Việnđã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi thông tin các công nghệ trên thế giới, xác định nhu cầu của các doanh nghiệp, các khách hàng địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mới phù hợp với thực tế và hiệu quả dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại. Theo đó, có 9 nội dung đã được các cán bộ nghiên cứu trình bày gồm: Công nghệ chuỗi khối – Xử lý giao dịch, các thách thức và xu hướng; Xây dựng hệ thống phòng vệ đoàn tàu tự động kiểu điểm; Nghiên cứu chế tạo mạch số hóa tín hiệu các bộ đo và truyền động đồng bộ góc; Giới thiệu công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải rắn, hữu cơ bằng phương pháp nhiệt phân; Phân loại hoa quả bằng mạng nơron học sâu; Công nghệ và thiết bị lọc màng ứng dụng trong tái chế dầu thải làm nhiên liệu; Khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus sp. với vi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên Thanh Long; Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm hộp tích hợp màng MAP ứng dụng trong bảo quản nông sản tươi; Nghiên cứu nuôi thử nghiệm tảoSpirulina platensis TH nước lợ tại Thanh Hóa.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm mới là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của Viện Ứng dụng Công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội cũng như nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học còn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức phát huy khả năng sáng tạo, tiếp cận các kiến thức mới..., góp phần hình thành đội ngũ cán bộ có tri thức, có trình độ và khả năng thích ứng với sự chuyển biến nhanh của thế giới.

Nguồn: Viện Ứng dụng Công nghệ; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN



Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Viện Ứng dụng Công nhệ (16/10/1984 – 16/10/2019), ngày 09/10/2019, tại Hà Nội, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Hội thảo được tổ chức với mong muốn thiết lập diễn đàn để các cán bộ nghiên cứu của Viện có cơ hội được giao lưu, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của mình trong thời gian qua đến với các đồng nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp để các thế hệ đi trước truyền cảm hứng, kinh nghiệm nghiên cứu cho các thế hệ tiếp theo. Ngoài ra Hội thảo cũng hứa hẹn là dịp để các cán bộ làm công tác chuyên môn có cơ hội tiếp nhận các thông tin hữu ích từ các chuyên gia khách mời đến từ các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế.

Tham dự Hội thảo có Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Giang Mạnh Khôi, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, và đại diện các cán bộ nghiên cứu của Viện.

 Phát biểu khai mạc Hội thảo Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn cho biết, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Cách mạng Công nghiệp 4.0 được cho là dựa trên sự phát triển của nhiều công nghệ, đặc biệt là internet, điện toán đám mây, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3D, tự động hóa. Trên thế giới các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba đã giúp nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển rực rỡ. Có thể thấy rõ hiệu quả trong ứng dụng công nghệ cao mang lại bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng sản xuất, nhiều quốc gia đã triển khai rộng rãi sự tích hợp, kết nối chặt chẽ nhiều công nghệ khác nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất tối ưu.

Bộ KH&CN thời gian vừa qua đã luôn hỗ trợ, đồng hành cùng Viện Ứng dụng Công nghệ trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất và đời sống. Hàng năm đã có nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu, các nhiệm vụ được hỗ trợ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có rất nhiều nhiệm vụ, dự án đã có những thành công nhất định tạo được dấu ấn riêng của Viện. Ví dụ như sản phẩm "Thiết bị Vi điểm phẫu thuật Fractional Laser– Model: FL412 Super" được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chứng nhận là Top 10 sản phẩm tại Tự hào trí tuệ Việt Nam lần thứ hai, Đề tài “Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt” thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được lựa chọn là một trong những thành tựu KH&CN nổi bật của chương trình Ấn tượng KH&CN Việt Nam năm 2017…

"Trải qua chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển,  Viện Ứng dụng Công nghệ đã khẳng định là một tổ chức nghiên cứu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực và là cơ sở nghiên cứu ứng dụng có uy tín ở Việt Nam. Với vị thế đặc biệt, vai trò và nguồn lực của Viện ngày càng phát triển và thực sự là một đầu mối quan trọng của Bộ KH&CN trong việc nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các công nghệ mới, công nghệ cao tại Việt Nam", Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn cho hay.

Do đặc thù là một Viện đa ngành, đa lĩnh vực gồm có:Quang điện tử, Vi điện tử, Laser, Công nghệ Thông tin, công nghệ Sinh học, công nghệ Vật liệu mới, công nghệ Tự động hóa,....để từ đó có thể tích hợp liên kết đưa ra được các giải pháp hiệu quả phục vụ kinh tế xã hội. Viện có rất nhiều công trình nghiên cứu có hiệu quả đượcáp dụng trong an ninh quốc phòng,nghiên cứu chế tạo cácthiết bị y tế, giám sát canh tác tự động trên cánh đồng mẫu lớn, nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp,…

 Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội”, các cán bộ nghiên cứu của Việnđã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi thông tin các công nghệ trên thế giới, xác định nhu cầu của các doanh nghiệp, các khách hàng địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mới phù hợp với thực tế và hiệu quả dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại. Theo đó, có 9 nội dung đã được các cán bộ nghiên cứu trình bày gồm: Công nghệ chuỗi khối – Xử lý giao dịch, các thách thức và xu hướng; Xây dựng hệ thống phòng vệ đoàn tàu tự động kiểu điểm; Nghiên cứu chế tạo mạch số hóa tín hiệu các bộ đo và truyền động đồng bộ góc; Giới thiệu công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải rắn, hữu cơ bằng phương pháp nhiệt phân; Phân loại hoa quả bằng mạng nơron học sâu; Công nghệ và thiết bị lọc màng ứng dụng trong tái chế dầu thải làm nhiên liệu; Khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus sp. với vi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên Thanh Long; Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm hộp tích hợp màng MAP ứng dụng trong bảo quản nông sản tươi; Nghiên cứu nuôi thử nghiệm tảoSpirulina platensis TH nước lợ tại Thanh Hóa.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm mới là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của Viện Ứng dụng Công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội cũng như nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học còn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức phát huy khả năng sáng tạo, tiếp cận các kiến thức mới..., góp phần hình thành đội ngũ cán bộ có tri thức, có trình độ và khả năng thích ứng với sự chuyển biến nhanh của thế giới.

Nguồn: Viện Ứng dụng Công nghệ; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN



Send Print  Back
The news brought
Trao Giải thưởng Đối tác Đổi mới sáng tạo Aus4Innovation 10/24/2019
Sở hữu trí tuệ: Điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc 10/24/2019
Growtech Việt Nam 2019: Nơi chuyển giao công nghệ ngành nông – lâm – ngư nghiệp 10/24/2019
Hội nghị quốc tế về năng lượng đối xứng hạt nhân 2019 (NuSYM 2019) 10/24/2019
Khai mạc Phiên họp toàn thể Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất 10/24/2019
Hội thảo về tháo dỡ và tẩy xạ lò phản ứng nghiên cứu 10/24/2019
Hội thảo khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải NORM và đề xuất cho Việt Nam” 10/24/2019
Techfest tại Hà Nội thảo luận về các xu hướng công nghệ trên thế giới 10/24/2019
Mô hình đào tạo cơ điện tử giành quán quân cuộc thi khởi nghiệp ĐMST vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc 10/24/2019
Lễ ký kết Gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” 10/24/2019
Khoa học và công nghệ góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới 10/24/2019
Hội thảo “Quyền sở hữu trí tuệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong trường đại học” tại thành phố Đà Nẵng 10/24/2019
Tiểu Dự án FIRST cơ bản hoàn tất các mục tiêu sau gần 5 năm triển khai 10/24/2019
Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2019 - Vietnam Summit in Japan 2019: “Make in Vietnam - Cơ hội và thách thức” 10/24/2019
Khai mạc Chợ công nghệ - Thiết bị Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 10/23/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120871194 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn