Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mạng cảm biến không dây ứng dụng IoT trong nuôi tôm nước lợ 2:17 PM,10/9/2019

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Phát, Trần Quang Vinh, Nguyễn Đắc Trung, Trường đại học bách khoa, Phạm Ngọc Hiếu, Nguyễn Trọng Hiếu, Viện nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ đã nghiên cứu giải mã các công nghệ thông minh ứng dụng trong nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng một trong những loại hải sản được nuôi trồng trên cả nước.

Các tác giả tập trung tổng hợp việc giải mã các công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy hải sản và đề ra một giải pháp tổng thể gồm cả phần cứng và phần mềm cho một hệ thống hoàn chỉnh. Trong bài báo, nhóm tác giả đặc biệt đề xuất việc giải mã công nghệ LoRa (Long Range Radio), một công nghệ mới trong truyền thông. Các kết quả thử nghiệm chứng minh công nghệ này hoàn toàn có khả năng thay thể và áp dụng cho truyền thông trong mạng cảm biến không dây.

Trong thực tế, hoạt động quan trắc thông thường hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách quản lý môi trường nuôi tôm chân trắng, vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin hệ cảm biến không dây giám sát môi trường ao nuôi tôm chân trắng khắc phục một số những hạn chế trong công tác quan trắc thực tại là một công việc hết sức có ý nghĩa đối với cộng đồng nuôi tôm thương phẩm công nghiệp.

Nhìn chung, các sản phẩm trên thị trường giá thành vẫn còn rất cao do chưa làm chủ hoàn toàn công nghệ, các hệ thống trong các trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm đưa ra mới còn mang tính thử nghiệm, các nghiên cứu còn mang tính cục bộ riêng lẻ tùy theo từng điều kiện môi trường mà đưa ra các giải pháp khác nhau. Nhược điểm cơ bản của các hệ thống hiện có là:

• Các thiết bị tương đối đắt tiền, không linh hoạt do thiết bị cồng kềnh khó khăn trong việc di chuyển cũng như xử lý.

• Các thiết bị còn rời rạc đơn lẻ nên dữ liệu thu thập được chưa có tính thống kê cao và độ chính xác không cao. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo.

• Chưa tự động hóa việc lấy dữ liệu còn cần sự can thiệp từ phía con người nên kinh phí tốn kém. Dữ liệu không được cập nhật một cách liên tục.

• Các hệ thống đề xuất cũng chưa chú ý tới sự phát triển của các dòng điện thoại thông minh một trong các định hướng phát triển công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản.

• Chưa có bộ cơ sở dữ liệu chuẩn để có thể triển khai đại trà trên các sông hồ nuôi trồng thủy sản.

Trên cơ sở đó, các đóng góp chính của nghiên cứu này là: giải mã được sáng chế về công nghệ xử lý tín hiệu và công nghệ truyền thông không dây LoRa trong mạng cảm biến không dây. Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ mạng cảm biến không dây phù hợp trong truyền thông dữ liệu. Xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam.  Ứng dụng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, công nghệ truyền thông mới LoRa lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu triển khai cho hệ thống mạng cảm biến không dây. Với lợi thế truyền bằng sóng vô tuyến theo phương thức P2P (peer to peer – mạng ngang hàng) không phụ thuộc vào các yêu cầu về cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ, LoRa là công nghệ truyền thông không dây mới, được xây dựng để thiết lập kết nối vô tuyến ở khoảng cách rất xa (đến 10 km, trong tầm nhìn thẳng) cho các thiết bị thông minh trong bối cảnh phát triển ứng dụng IoT (Internet of Things) cho các thiết bị dùng nguồn pin, yêu cầu tiêu thụ năng lượng thấp.

Kết quả nghiên cứu đã trình bày việc giải mã và ứng dụng công nghệ LoRa trong truyền thông. Mục tiêu là thiết kế, chế tạo module truyền thông LoRa tích hợp vào thiết bị IoT, xây dựng một số thuật toán cho Node và Gateway để kết nối nhiều thiết bị thành một hệ thống mạng và kết nối với các hệ thống mạng khác để tạo thành một hệ thống IoT hoàn chỉnh. Hệ thống đạt được các kết quả như truyền dữ liệu giữa các thiết bị IoT tích hợp module LoRa với GateWay, xây dựng bản tin truyền và nhận có Protocol đã định sẵn, xây dựng được mạng hình sao sử dụng công nghệ truyền thông LoRa, truyền dữ liệu từ các nút đến gateway theo kết nối mạng hình sao, truyền nhận dữ liệu chính xác, ổn định, phát triển thuật toán đa truy nhập, tìm ra được các nguyên nhân gây mất dữ liệu và khắc phục. Từ kết quả có được trong quá trình kiểm thử, có thể đúc rút ra một số điểm yếu còn tồn tại cũng như phương hướng cải tiến để sản phẩm có độ hoàn thiện cao hơn dựa theo các thuật toán.

Nguồn: Báo khoa học phổ thông
Send Print  Back
The news brought
Ra mắt dòng sản phẩm chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital tốc độ cao 10/9/2019
Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D và định vị GPS trong việc hỗ trợ cứu hỏa 10/9/2019
Tiết kiệm nhờ ứng dụng công nghệ in 3D 10/9/2019
Nhà khoa học nữ 29 tuổi đứng sau thuật toán chụp hố đen vũ trụ 10/9/2019
Thiết bị giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn 10/9/2019
Sáng tạo thành công mô hình “Ngôi nhà thông minh” 10/9/2019
Thiết bị giúp các nhà phát triển điện toán công nghiệp tích hợp chuẩn eSPI 10/9/2019
Ứng dụng phần mềm VFSC trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 10/9/2019
Chế tạo thành công máy dò phát hiện thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử 10/9/2019
Nghiên cứu đánh giá phát tán phóng xạ tầm xa 10/9/2019
Học sinh lớp 9 sáng tạo“Thiết bị báo cháy đơn giản” 10/9/2019
Giám sát online một số thiết bị điện quan trọng 10/9/2019
Học sinh sáng tạo “Đồng hồ trái đất” 10/9/2019
Sử dụng phần mềm gamos để tính liều trong điều trị ung thư gan 10/9/2019
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 10/2/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120239494 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn