Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam 1:50 PM,10/9/2019

Hiện nay, các sản phẩm mặt nạ dưỡng da từ rong biển đã được thương mại hóa có thành phần gồm bột rong hoặc dịch chiết thô từ rong biển, được phối trộn với các thành phần hóa học và các chất bảo quản khác nhau.

Chúng có ưu điểm là dễ thương mại, đa chức năng, điều kiện bảo quản đơn giản và lâu dài, nhưng lại chứa các chất bảo quản hóa học, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, như mất cân bằng nội tiết tố, thậm chí có thể gây ung thư.

Chính vì vậy, việc tạo ra các chế phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển Việt Nam với ưu thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng là hướng nghiên cứu cần thiết, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm mỹ phẩm trong nước với các sản phẩm nước ngoài, hứa hẹn là nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế của đất nước trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2017 - 2018, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam giao đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam sử dụng làm mỹ phẩm” cho Viện công nghệ sinh học chủ trì, do TS. Ngô Thị Hoài Thu làm chủ nhiệm, với mục đích tạo ra chế phẩm sử dụng làm mặt nạ dưỡng da từ nguồn nguyên liệu rong biển Việt Nam.

Sau hai năm thực hiện, đề tài đã sàng lọc và xác định điều kiện bảo quản được 4 loài rong tiềm năng (Caulerpa lentillifera, Kappaphycus alvarezii, Sargassum crassifolium và Ulva reticulata) giàu dinh dưỡng, có khả năng nuôi trồng được trên quy mô lớn, trữ lượng khai thác lớn, đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm; lựa chọn được công thức phối trộn mặt nạ dưỡng da với hỗn hợp cao chiết của 4 loài rong biển (5 mg/mL) và định dạng cream là dạng phù hợp nhất để tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng từ rong biển. Chế phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và làm trắng da; chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu về các tiêu chí thử nghiệm cho sản phẩm mỹ phẩm, an toàn cho người sử dụng, được cấp mã số 321/KNM-18 của Trung tâm y tế dự phòng - Bộ y tế ngày 25/6/2018 và đã ban hành được tiêu chuẩn cơ sở cấp Viện công nghệ sinh học của chế phẩm

SEAWEED CNTCREAM theo Quyết định số 659/QĐ-CNSH ngày 9/11/2018; chế phẩm SEAWEED CNTCREAM có chất lượng đạt 4,03% polysaccharid hòa tan trong nước, 0,545% vitamin C + E và 0,042% carotenoid (Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ khoa học và công nghệ).

Đề tài đã xây dựng thành công quy trình tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam ở quy mô 5 kg nguyên liệu tươi/mẻ có độ ổn định, độ lặp lại và đạt hiệu suất cao, đơn giản và có tính ứng dụng thực tiễn; tạo ra được chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ rong biển có khả năng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống lão hóa, kháng khuẩn, làm trắng da. Sản phẩm có giá thành thấp và an toàn cho người sử dụng.

Ngoài các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài đào tạo 1 thạc sĩ bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và công bố được 1 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCIE (Journal of Cosmetic Science, 69: 447-462. November/December, 2018), 1 bài báo trên tạp chí sinh học năm 2018 (tập 3, số 40, trang 106 - 112); 1 bài báo đăng trong Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018 (trang 212 - 217, có số ISBN: 978-604-913-759-4) và tham dự 1 hội nghị về khoa học tự nhiên dành cho các nhà khoa học trẻ thạc sĩ và các nghiên cứu sinh trong các nước ASEAN (CASEAN-5) ngày 4 - 7/10/2017. Nhãn hiệu sản phẩm SEAWEED CNTCREAM Kem mặt nạ Rong biển đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và công nghệ chấp nhận đơn hợp lệ (QĐ số 68450/QĐ-SHTT ký ngày 28/9/2018).

Ngày 21/2/2019, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Viện hàn lâm kết luận đánh giá nghiệm thu đề tài xếp loại xuất sắc.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu ô dược làm trắng da 10/9/2019
Giống vi tảo VNUA 03 10/2/2019
Sản xuất tá dược tan từ tinh bột sắn ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm 10/2/2019
Sản xuất thành công thuốc Pegfilgrastim phối hợp điều trị ung thư 10/2/2019
Tế bào gốc cấy ghép trong não chuột tồn tại không cần thuốc chống thải ghép 10/1/2019
Tin sinh học: hiện tại và trong tương lai 10/1/2019
Giống vi tảo VNUA 03 9/19/2019
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích: “Quy trình định lượng nồng độ fructoza trong tinh dịch bằng phương pháp so màu” 9/19/2019
Sản xuất tá dược tan từ tinh bột sắn ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm 9/19/2019
Bến Tre: Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn protein - Phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản 9/4/2019
Phát minh ra cách tẩy mực in trên giấy 8/18/2019
Hà Tĩnh: Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe từ nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại địa phương 7/23/2019
Sóc Trăng: Sản xuất thử nghiệm tinh dầu sả chanh tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú Hưng, huyện Cù Lao Dung 6/12/2019
Israel phát triển phương pháp mới sản xuất các đồng vị phóng xạ 6/7/2019
Vi khuẩn tiêu thụ metan có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu trong tương lai 6/7/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120223423 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn