Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đổ khuôn nano: Sao chép bề mặt cực chi tiết 2:26 PM,11/16/2018

Mới đây trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) công bố quy trình đổ khuôn nano có khả năng tái tạo cấu trúc bề mặt chính xác ở quy mô nguyên tử - một bước đột phá hứa hẹn nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chức năng hóa bề mặt và phát triển các thiết bị có cấu trúc nano.


Quy trình được thực hiện bằng cách nung nóng hợp kim của Thủy tinh Kim loại (Metal Glass) có chứa bạch kim rồi nén vào khuôn bằng Stronti titanate (SrTiO3), tương tự như kỹ thuật khuôn nhựa polymer làm đồ chơi và vỏ bọc nhưng ở mức độ vi mô hơn rất nhiều. Kết quả đã tái tạo chi tiết đến từng nấc xoắn hay vết lõm trên bề mặt có kích thước chỉ một ô cơ sở của phân tử SrTiO3 gốc.

Việc lựa chọn SrTiO3 làm khuôn là một chìa khóa cho bước đột phá này. Giáo sư Udo Schwarz, trưởng Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Khoa học Vật liệu của ĐH Yale, và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết họ mất vài năm mới có thể tìm ra loại khuôn phù hợp. Các vật liệu khác như Natri Clorua (NaCl) và than chì (Graphite) khi dùng làm khuôn sẽ bị dính vào nhau hoặc lẫn vào trong bản sao. Trong khi đó, tinh thể ôxít giòn SrTiO3 có tính chất hoàn hảo cho công việc, khi được làm nguội, các lớp tinh thể nứt ra ngay lập tức và thu được bản sao giống 100% cấu trúc bề mặt.

Sử dụng thủy tinh kim loại khối (BMGs) là thành tố quan trọng khác trong công nghệ khuôn nano. Đây là một dạng vật liệu có độ cứng của kim loại nhưng có nhiệt độ nóng chảy thấp, khi nung chảy sẽ có tính dẻo như nhựa. Mặc dù các chất nhựa dẻo làm khuôn “tương đối tốt”, nhưng do các nguyên tử polymer di chuyển cùng nhau theo chuỗi nên bị hạn chế trong việc sao chép chi tiết bề mặt. Trong khi đó, mỗi nguyên tử trong cấu trúc thủy tinh kim loại có khả năng di chuyển độc lập, cho phép ta tái tạo bất cứ thứ gì với độ chính xác vô cùng cao.

Công nghệ đổ khuôn nano này mở ra nhiều ứng dụng mới trong việc chức năng hóa các loại bề mặt. “Chúng ta có thể tạo ra những bề mặt có độ bám dính tối đa hoặc tối thiểu,” Schwarz nói. Việc tối đa hóa diện tích bề mặt kim loại tới giới hạn lý thuyết hứa hẹn những đột phá trong lĩnh vực cảm biến, chất xúc tác và sản xuất pin.

Nghiên cứu trên cũng góp phần sáng tỏ một vài ẩn số trong cấu trúc thủy tinh kim loại. “Bản chất của trạng thái thủy tinh là gì?” là vấn đề được đăng trong danh sách “100 câu hỏi cơ bản mà chúng ta chưa biết” trên tạp chí khoa học Science Magazine, 2005. Cho đến nay, chưa ai có thể hình dung được trực tiếp cấu trúc nguyên tử ba chiều của thủy tinh, kể cả thủy tinh kim loại hay thủy tinh thông thường. Công nghệ sao chép ở mức độ cực chi tiết này sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về loại vật liệu đầy tiềm năng này.

Nguồn: Báo khoa học và phát triển


Send Print  Back
The news brought
Nga thiết kế vũ khí tương lai 11/8/2018
Chiếc tàu ngầm này sẽ đưa bạn xuống nơi sâu nhất của đại dương 11/8/2018
Viễn cảnh xe hơi có nóc lợp pin mặt trời 11/6/2018
Nga thử nghiệm bộ phận chính của tên lửa đẩy chạy năng lượng hạt nhân 11/6/2018
Australia sắp có máy bay điện vận chuyển khách thương mại đầu tiên thế giới 11/6/2018
Hệ thống cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác cây đậu tương 10/24/2018
Trung Quốc sắp có máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới 10/24/2018
Người Việt công bố quốc tế về siêu vật liệu hấp thụ sóng điện từ 10/24/2018
Máy đổi rác thành tiền tại Đài Loan, Trung Quốc 10/24/2018
Ôtô 90% làm từ nhựa 10/24/2018
Người Việt tự chế tạo tàu mini không người lái để khảo sát biển 10/24/2018
Thử nghiệm taxi bay cất hạ cánh thẳng đứng tại Singapore 10/24/2018
Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu cứu hỏa đầu tiên 10/22/2018
Boeing hé lộ máy bay phản lực hai động cơ lớn nhất thế giới 10/17/2018
Nga thử nghiệm taxi không người lái 10/17/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120367077 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn