Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bước tiến trong nghiên cứu và ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại một số nước 2:45 PM,10/30/2018
Giống cây biến đổi gen đầu tiên sẽ sớm được thương mại hoá tại Indonesia
Chính phủ Indonesia vừa phê duyệt giống cây biến đổi gen (BĐG) đầu tiên và dự kiến cho phép thương mại hoá sớm để đáp ứng các nhu cầu về mía và phụ phẩm từ mía của quốc gia này.
Gen biểu hiện thành phần “osmoprotectant” được đưa vào nhờ phương pháp chuyển gen qua vi khuẩn đất “Agrobacterium tumefaciens”. Sự kiện biến đổi gen NXI-4T được phát triển bởi Công ty PT Perkebunan Nusantara XI (PTPN XI) có khả năng chịu hạn là kết quả nỗ lực hợp tác và làm việc của Công ty PTPN XI, Đại học Jember và Công ty Ajinomoto. Giống mía BĐG tích hợp sự kiện này kỳ vọng có thể cho ra được lượng đường nhiều hơn 10-30% so với giống mía đường thông thường trong điều kiện hạn hán. Công ty PTPN XI đang lên kế hoạch để thương mại hoá các giống mía đường tích hợp sự kiện NXI-4T trong thời gian sớm nhất.
Hạt bông sớm có thể sử dụng làm thực phẩm 
Bông được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, chất xơ của chúng được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành hàng dệt may và hạt bông được sử dụng là một trong các nguồn cung thức ăn cho gia súc như cừu (những loài có nhiều khoang dạ dày). Hạt bông thông thường không thích hợp cho con người và nhiều loài động vật khác vì nó chứa hàm lượng cao gossypol - một chất có thể gây hại. 
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Ban Nghiên cứu nông nghiệp ứng dụng (Agrilife) của Trung tâm Nghiên cứu Texas A&M đã sử dụng phương pháp RNAi, hay còn gọi là công nghệ can thiệp RNA để “tắt” một gen giúp loại bỏ hầu như hoàn toàn “gossypol” ra khỏi hạt bông. Họ để lại lượng “gossypol” ở mức độ tự nhiên trong các phần còn lại của cây để giúp cây chống côn trùng và bệnh hại. Nếu sử dụng tất cả các hạt bông đã sản xuất trên toàn thế giới làm thực phẩm, nó có thể đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày của khoảng 575 triệu người. Việc cho ra các giống bông mới này thực sự có ý nghĩa, đặc biệt tại châu Á và châu Phi - khu vực đang có rất nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. 
Giống bông này sẽ sớm được thương mại hóa khi mới đây các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã “mở đường” cho nông dân trồng các giống bông BĐG để tạo ra hạt bông có thể ăn được - đây được xem là một nguồn thực phẩm mới giàu protein. Cụ thể, vào ngày 16/10/2018, Cơ quan Giám sát sức khỏe động vật và thực vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dỡ bỏ quy định cấm nông dân canh tác các giống bông được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Texas A&M. Tuy vậy, hạt bông của cây bông giống này vẫn chưa thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc làm thức ăn gia súc ở Hoa Kỳ ngay vì đang đợi thêm phê duyệt của Cơ Quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hợp tác tìm hiểu các khả năng canh tác bông BĐG nhằm mục đích khôi phục lại ngành bông của nước này. Cụ thể, trong bài phát biểu của ông với toàn dân nhân ngày lễ kỷ niệm Heroes' Day vào ngày 20/10/2018 vừa qua, Tổng thống Kenya chỉ đạo 3 bộ nêu trên phối hợp làm việc và đưa ra một cơ chế nhanh chóng để phục hồi sản xuất bông, trong đó tính đến khả năng giới thiệu một số giống bông BĐG. Chỉ thị này của Tổng thống đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thương mại hóa các giống cây BĐG hiện đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm tại nước này. 
Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho việc ứng dụng bông BĐG để tạo tiền đề khôi phục lại ngành dệt may và kỳ vọng tăng trưởng đóng góp vào GDP của ngành sản xuất này từ mức 9,2% hiện nay lên 20% vào năm 2022. Là một phần của tiến trình khôi phục kinh tế đất nước, Chính phủ đặt mục tiêu tạo ra 680.000 việc làm trực tiếp thông qua trồng bông, 210 việc làm trong ngành dệt may, 6.000 lao động tại các nhà máy tích hợp và 25.000 lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất hàng may mặc. 
Việc áp dụng bông BĐG dự kiến sẽ tăng năng suất từ mức ước tính hiện tại là 572 kg/ha lên 2.500 kg/ha và giảm chi phí sản xuất tới 40%. Cái gật đầu của Tổng thống về canh tác bông BĐG xuất hiện sau chuyến đi nghiên cứu về ngành bông của Ấn Độ. Câu chuyện thành công về sản xuất bông BĐG của Ấn Độ đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách tại Kenya rằng, công nghệ giống cải tiến sẽ góp phần rất lớn giúp nông dân kiểm soát được các sâu hại trên bông tại quốc gia này.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam


Send Print  Back
The news brought
Giống dưa leo MĐ 06 10/24/2018
Nhà kính khí đối lưu giúp phơi, sấy nông sản cả đêm lẫn ngày 10/24/2018
Lạng Sơn: Tuyển chọn cây Trám đen ưu tú, xây dựng mô hình nhân giống, trồng mới và thâm canh Trám đen tại huyện Hữu Lũng 10/17/2018
Các nhà khoa học đã tạo ra giống cà chua mới bằng cách chỉnh sửa bộ gen của cây dại 10/15/2018
Giống ngô nếp lai VNUA69 10/10/2018
Kiên Giang: Nghiên cứu sản xuất cao từ cây dược liệu Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) 10/10/2018
Cao Bằng: Bàn giao cây giống chè tại huyện Thạch An 10/4/2018
Vĩnh Long: Cơ giới hoá ngành trồng lác 10/4/2018
Hà Giang: Nâng tầm thương hiệu Hồng không hạt Yên Minh 10/4/2018
Hà Tĩnh: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "cam Sơn Mai" cho sản phẩm cam chanh của huyện Hương Sơn 10/4/2018
Bắc Kạn: Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau 9/25/2018
Hải Phòng: Tập huấn quy trình sản xuất tỏi theo tiêu chuẩn VIETGAP 9/25/2018
Phát triển thị trường cho nông sản sạch 9/24/2018
Vĩnh Phúc: Ứng dụng chế phẩm sinh học BALASA No1 xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà 9/14/2018
Kon Tum: Xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía 9/14/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120214483 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn