Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu xốp 3 chiều bằng polimer thay đổi cách điều trị gãy xương 9:47 AM,8/7/2018

Loại vật liệu xốp 3 chiều bằng polimer có thuộc tính phỏng sinh học do các nhà khoa học Nga phát triển có thể giúp khôi phục lại một số bộ phận xương bị mất do chấn thương hoặc bệnh tật.

Theo tạp chí Cell and Tissue Biology, các nhà khoa học Nga đã phát triển được loại vật liệu mới có thể khôi phục lại một số bộ phận xương bị mất do chấn thương hoặc bệnh tật và qua các thử nghiệm gần đây, loại vật liệu xốp 3 chiều bằng polimer mang tính phỏng sinh học đó đã khiến cơ thể nhầm tưởng là các mô của chính nó.

Một “ma trận” polymer chứa các tế bào của một cơ quan nhất định được gắn vào nơi bị tổn thương, dù đó là gan, xương hay mạch máu. Nhờ vật liệu được chế tạo từ các thành phần tương thích sinh học (chitosan và collagen) nên không bị cơ thể đào thải. Theo thời gian, mô tự nhiên hình thành sẽ thay thế cho mô nhân tạo và “ma trận” cấy ghép tự phân hủy.

Trưởng nhóm nghiên cứu Vladimir Yudin giải thích rằng các nhà khoa học không lừa dối tự nhiên, mà chỉ giúp cơ thể đối phó với căn bệnh mới xuất hiện.

Hiện nay, đang có những cuộc tranh luận gay gắt về việc nên thay thế cơ quan tự nhiên của người bằng cơ quan cấy ghép hay khôi phục lại cơ quan bị tổn thương. Khi cấy ghép cơ quan nhân tạo, người bệnh phải liên tục uống thuốc để cơ quan cấy ghép không bị đào thải.

Nay, các nhà khoa học đã phát triển một công nghệ để tạo ra các vật liệu tương thích sinh học, kích thích sự phục hồi của các mô tự nhiên. Họ cũng học cách điều chỉnh thời gian để các vật liệu đó phân hủy. Điều quan trọng là các vật liệu được cấy ghép không bị phân hủy trước khi mô mới được hình thành.

Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy sau một khoảng thời gian nhất định, miếng ghép ba chiều ăn liền vào mô xương tự nhiên, trong khi vật liệu tự phân hủy. Miếng ghép collagen cũng được nghiên cứu thành công với cả các mô gan và mô cơ.
Nguồn: Báo Khoa học và phát triển

Send Print  Back
The news brought
Có thể điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp đốt vi sóng? 8/7/2018
AI vạch liệu trình xạ trị cho bệnh nhân ung thư trong 20 phút 8/6/2018
Việt Nam lần đầu sản xuất được stent mạch vành 8/3/2018
Liệu pháp nội tiết chữa khỏi ung thư vú mà không cần hóa trị 8/3/2018
Australia thả thành công loài muỗi đặc biệt có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết 8/3/2018
Bia dành cho bệnh nhân ung thư 8/3/2018
Các nhà khoa học tìm ra cách dùng gạo biến đổi gene để phòng ngừa HIV 8/3/2018
Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ 8/2/2018
Hiệu quả của Robot trong phẫu thuật ung thư bàng quang 7/31/2018
Triển vọng trong việc tạo ra vaccine phòng sốt rét 7/31/2018
Xét nghiệm biết trước nguy cơ đột tử 10 năm sau 7/31/2018
Hiệu quả trong điều trị bệnh động mạch chi dưới bằng phương pháp lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 7/30/2018
MRI giúp không chỉ chẩn đoán mà cả điều trị ung thư 7/30/2018
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư đối với phụ nữ 7/30/2018
Cải tiến cảm biến sinh học cấy dưới da 7/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120324997 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn