Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu mới từ vỏ cua và thực vật có thể thay thế túi nylon 11:35 AM,8/6/2018

Chitin có trong vỏ cua kết hợp với cellulose từ thực vật tạo thành chất liệu bền, dẻo, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học. 


Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ, dẫn đầu bởi TS J. Carson Meredith công bố phát triển thành công chất liệu mới có thể thay thế túi nylon làm từ vỏ cua và thực vật. Chất liệu mới được tổng hợp từ cellulose và chitin, hai loại polymer sinh học phổ biến nhất trên Trái đất.

Cellulose được chiết xuất từ thực vật. Trong khi đó, chitin được tìm thấy nhiều ở các loài động vật có bộ xương ngoài (vỏ) như cua, tôm, côn trùng hay bên trong các loài nấm.

Nhóm nghiên cứu đã treo lơ lửng các sợi nano chitin và các tinh thể nano cellulose bên trong môi trường nước (huyền phù), sau đó phun dung dịch lên một bề mặt thành nhiều lớp rồi sấy khô, tạo ra một chất liệu có tính bền, dẻo, linh hoạt, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học. Chất liệu mới rất bền vì các sợi nano chitin được tích điện dương trong khi các tinh thể nano cellulose được tích điện âm, mà hai cực trái dấu thì hút nhau.

So sánh cho thấy chất liệu mới còn có khả năng chống thấm khí tốt hơn hẳn so với nhựa PET - loại nhựa dẻo công nghiệp được dùng trong sản xuất bao bì, chai lọ, hộp đựng thức ăn. Chất liệu mà chúng tôi tạo ra cho thấy khả năng chống thấm khí oxy tốt hơn 67% so với nhựa PET, vì vậy trên lý thuyết, chất liệu này có thể giữ thực phẩm tươi lâu hơn, Meredith nói.

Ước tính, khoảng 322 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới mỗi năm. Phần lớn trong số đó bị thải ra môi trường sau khi sử dụng và cuối cùng bị rửa trôi xuống các đại dương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật biển. Chất liệu sinh học mới từ chitin và cellulose là giải pháp đầy triển vọng giúp đối phó với ô nhiễm rác thải nhựa trong tương lai.

Các nhà khoa học cho biết chất liệu mới cần hoàn thiện thêm trước khi có thể sản xuất trên quy mô lớn. Bên cạnh khả năng chống thấm khí, nhóm nghiên cứu còn muốn cải thiện khả năng chống ẩm của vật liệu. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Hóa học và Kỹ thuật Bền vững của Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Nguồn: vnexpress


Send Print  Back
The news brought
Ghế băng làm từ túi nhựa tái chế 8/2/2018
Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà 8/1/2018
Chất xúc tác mới có chức năng kép: sản xuất hydro và nhựa 8/1/2018
Đà Nẵng: Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản xuất vật liệu composite 8/1/2018
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm 7/27/2018
Nghiên cứu công nghệ chế tạo lớp phủ nano ZrO2/silan trên thép làm lớp nền cho sơn tĩnh điện - Mã số đề tài: VAST03.07/16-17 7/27/2018
Sự hình thành hạt mới được phát hiện xảy ra trong điều kiện không khí ô nhiễm nghiêm trọng 7/26/2018
Nhựa mới tự lành khi tiếp xúc với ánh sáng có thể kéo dài vòng đời của vệ tinh 7/26/2018
Màng graphene thông minh có thể kiểm soát lưu lượng nước 7/25/2018
Vật liệu mới có khả năng tái sinh 7/24/2018
Tổng hợp thành công vật liệu trị lành vết thương rất hiệu quả 7/20/2018
Vật liệu cho phép cửa sổ vừa cung cấp điện vừa kiểm soát nhiệt độ cho ngôi nhà 7/19/2018
Cảm biến hydro hoạt động ở nhiệt độ phòng 7/19/2018
Một vật liệu mới có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước 7/19/2018
Nghiên cứu chế tạo graphene số lượng lớn, thử nghiệm ứng dụng trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất. Mã số đề tài: VAST.CTG.01/15-16 7/12/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120213754 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn