Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đổi mới cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước 10:35 AM,7/31/2018

Trong một hội thảo mới đây về cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nêu vấn đề rất đáng chú ý: Sáu tháng đầu năm 2018, đầu tư của khu vực nhà nước chỉ tăng 3,1%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 17,5% của khu vực ngoài nhà nước và mức tăng 8,5% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, đầu tư bằng vốn tự có của khu vực DNNN giảm 7,9%, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của DNNN cũng giảm tới 23,4%. Nghiên cứu của CIEM về hiện trạng DNNN còn cho thấy khu vực này giảm cả hiệu quả hoạt động. Đây là điều đáng lo ngại vì với lợi thế có nhiều nguồn lực, nhiều tiềm năng, lẽ ra đầu tư của các DNNN phải bảo đảm yêu cầu dẫn hướng, đầu tư vào các dự án kết nối quy mô lớn theo kế hoạch để thúc đẩy đầu tư của các khu vực khác.

Báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy, đến hết năm 2016, cả nước còn 583 DNNN do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Tổng vốn chủ sở hữu tại các DNNN là gần 1,4 triệu tỷ đồng, tổng tài sản là hơn ba triệu tỷ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ; hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tại một số DN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước...

Đáng lưu ý, tổng số nợ phải trả của DNNN cao, tăng từ mức gần 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng năm 2016 (tăng 26%). Việc quản lý, sử dụng tài sản của DNNN (bao gồm quyền sử dụng đất) vẫn còn nhiều sai phạm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, nhất là những vi phạm nghiêm trọng, khó khắc phục, chủ yếu xuất phát từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với DNNN. Cụ thể, việc giám sát còn chồng chéo, mang nặng tính hành chính, chủ yếu căn cứ vào báo cáo của doanh nghiệp hơn là báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu. Do đó, chưa có tác dụng phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, chưa phản ánh được yêu cầu và đòi hỏi của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.

Cùng với tiến trình tái cơ cấu DNNN, việc đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu đang đặt ra cấp thiết. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã được thành lập từ đầu năm 2018 và dự kiến đi vào hoạt động từ quý III năm nay. Hiện nay, Ủy ban đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, đầy đủ về DNNN theo đúng nguyên tắc giám sát thường xuyên, liên tục theo thời gian thực, có thể tương thích với hệ thống Chính phủ điện tử và tự động đưa ra cảnh báo khi phát hiện có chỉ số biến động vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến “sức khỏe” doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là bước quan trọng, bởi thông tin là nguồn lực quan trọng nhất của công tác quản lý và là yếu tố quyết định hiệu quả giám sát. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ủy ban cần hoạt động với tư cách một nhà đầu tư, đặt ra mục tiêu để các doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao tính chịu trách nhiệm cá nhân.

Nguồn: Báo Nhân dân

Send Print  Back
The news brought
Thủ tướng mong muốn ngành nông nghiệp đứng vào tốp 15 thế giới 7/31/2018
Phú Yên: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn 7/31/2018
Đà Nẵng: Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản xuất vật liệu composite 7/31/2018
Ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát nguồn gốc thuốc 7/30/2018
Khoa học và Công nghệ thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long 7/30/2018
Tiền Giang đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với Bộ KH&CN 7/30/2018
FPT triển khai hệ thống quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp xăng dầu 7/30/2018
BRICS cam kết hợp tác đi đầu trong cách mạng công nghệ 7/30/2018
Nga đưa tàu Viện sĩ Oparin đến Việt Nam nghiên cứu biển 7/30/2018
Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam 7/30/2018
TAITRA mang các giải pháp công nghệ cao cho Smartcity tới TP.HCM 7/30/2018
Nữ tiến sĩ 'xuất ngoại' học cách chăm sóc đông trùng hạ thảo 'thuận tự nhiên' 7/30/2018
Kon Tum: Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học để thâm canh, khai thác mủ cây cao su và xây dựng mô hình sơ chế mủ cao su tiểu điền ở Huyện Đăk Hà 7/30/2018
Hà Giang: Nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và phát triển Lan rừng 7/30/2018
Giao thông thông minh: Bài toán hóc búa của smart city 7/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120545642 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn