Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ảnh hưởng của biochar (than sinh học) đến hiệu quả sử dụng phân lân và sự sinh trưởng, năng suất cây đậu bắp 3:56 PM,7/30/2018

 Nhóm tác giả Tất Anh Thư, Võ Thị Thu Trân, Trần Huỳnh Khanh (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của biochar (than sinh học) đến hiệu quả sử dụng phân lân, khả năng hấp thu lân trong cây, sự sinh trưởng và năng suất cây đậu bắp, một loại rau ăn trái bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao.

Biochar được xem như một loại phân hữu cơ giàu carbon, được tạo thành từ quá trình nhiệt phân các vật liệu, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cacao, rơm rạ,…). Bổ sung biochar cho đất có thể giúp thay đổi pH, độ dẫn điện, gia tăng hàm lượng carbon, gia tăng khả năng giữ nước, độ xốp của đất. So với các loại phân bón khác, biochar có giá thành rẻ hơn và có nhiều ảnh hưởng tích cực hơn phân bón vô cơ. Vì vậy, thay thế một phần phân bón vô cơ, đặc biệt là phân lân bằng cách bón biochar không những tốt cho môi trường và sức khỏe con người, mà còn giúp cải tạo chất lượng đất và giảm chi phí phân bón vô cơ.

Thí nghiệm nghiên cứu tiến hành trên đất vườn chuyên canh tác rau màu (cây đậu bắp) tại xã Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Kết quả cho thấy, biochar có thể thay thế một phần lượng phân lân (P2O5). Bón biochar giúp gia tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng (đạm, lân, kali) của cây đậu bắp, dẫn đến sự tích lũy nitrat trong trái cao nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn cho phép. Chỉ sử dụng biochar cũng giúp tăng suất đậu bắp 4,88% (đạt 9,03 tấn/ha). Nếu bón biochar 15 tấn/ha kết hợp với 20 kg lân/ha hoặc 40 kg lân/ha trên nền 70 kg đạm + 40 kg kali thì cho năng suất cao nhất (10,12 tấn/ha), tăng 17,54%. 

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tháng 12/2017.

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Send Print  Back
The news brought
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá nguyên liệu giống lai GL7 tại Cao Bằng 7/26/2018
Nông nghiệp thông minh gắn với sản xuất an toàn 7/26/2018
Hệ thống điều khiển dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi 7/26/2018
Nghiên cứu sản xuất kháng huyết thanh virus RYSV (Rice Yellow Stunt Virus) chẩn đoán bệnh vàng lụi lúa 7/26/2018
Cô đặc nước quả bằng công nghệ JEVA 7/25/2018
Hệ gien cây mía rất phức tạp cuối cùng đã được giải trình tự 7/25/2018
Giải trình toàn bộ hệ gien để kiểm tra ATTP được sử dụng ở hơn một nửa châu Âu 7/25/2018
Phát triển vắc-xin cho lợn con để giảm sử dụng kháng sinh 7/25/2018
Phương pháp lấy mẫu đơn giản giúp phát hiện bệnh lở mồm long móng 7/25/2018
Hà Giang: Khảo nghiệm thành công 2 giống lúa thuần J02 và VAAS16 có năng suất và chất lượng cao 7/25/2018
An Giang thử nghiệm nhân giống gà rừng 7/25/2018
Viện Lúa ĐBSCL chuyển giao 4 giống mới 7/25/2018
Trồng ngô với lớp che phủ từ rơm giúp tăng năng suất và lượng các-bon trong đất 7/25/2018
Nghiên cứu giảm CO2 và cải thiện an ninh lương thực toàn cầu 7/25/2018
Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến phát triển vùng chuyên canh thanh long 7/25/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120351292 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn