Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam 2:58 PM,7/30/2018

Hạ tầng số được xem như nền tảng cơ bản cho cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0. Đây là nền móng, vật liệu để xây dựng nên Chính phủ điện tử và nền Kinh tế số.

Tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2018), các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã bàn thảo nhiều vấn đề của cuộc CMCN 4.0. Trong đó, việc xây dựng Hạ tầng số được xem là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết.

Theo GS Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM), phải có Hạ tầng số thì mới xây dựng được Chính phủ số và Kinh tế số. Trong đó, các thành phần để xây dựng Hạ tầng số gồm thiết bị kết nối, dữ liệu và ứng dụng, hạ tầng pháp lý và hạ tầng nhân lực.

Hạ tầng thiết bị ở đây là máy móc điện tử, hạ tầng dữ liệu là cơ sở dữ liệu (CSDL), công nghệ, quy trình, cách vận hành CSDL. Với hạ tầng ứng dụng, đó là công cụ để khai thác dữ liệu đã có, một phần của công nghệ Trí tuệ nhân tạo, của Big Data...

Cùng quan điểm với GS Hồ Tú Bảo, ông Phùng Văn Cường, Phó TGĐ Viettel Telecom cho rằng, để phát triển Kinh tế số, Xã hội số, Chính phủ số theo đòi hỏi của CMCN 4.0, cần phải ưu tiên phát triển Hạ tầng số tương ứng.

Minh chứng cho điều này, ông Cường cho biết Hiện Viettel đang triển khai nhiều dự án phần mềm phục vụ Chính phủ điện tử như dự án CSDL Quốc gia về dân cư dựa trên thông tin chứng minh thư, thẻ căn cước; CSDL ngành y tế, xây dựng hồ sơ sức khoẻ người dân, cổng tiêm chủng dành cho trẻ em. Đây đều là các CSDL làm hạ tầng, nền tảng cho việc phát triển Chính phủ số trong tương lai.

Diện mạo Hạ tầng số ở Việt Nam

Năm 2015, Chính phủ đã tiến hành xây dựng 6 hệ thống CSDL Quốc gia, trong đó có CSDL Quốc gia về dân cư, thống kê tổng hợp về dân số, đất đai, tài chính, bảo hiểm và đăng ký kinh doanh. Việc xây dựng hệ thống CSDL cũng đã và đang diễn ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng được hệ thống CSDL gồm hồ sơ của 1,2 triệu giáo viên trên tổng số 1,4 triệu giáo viên, 12 triệu hồ sơ học sinh trên tổng số 20 triệu học sinh cả nước.

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Giáo dục của Việt Nam. CSDL là một trong những thành phần quan trọng của Hạ tầng số.

Với hệ thống camera giám sát phát triển, chúng ta đang có trong tay dữ liệu của khoảng 1 triệu lượt phương tiện giao thông. Mỗi ngày, lượng phương tiện này tạo ra  khoảng nửa TB dữ liệu và 1 tỷ dữ liệu các bản tin.

Với CSDL Quốc gia về bảo hiểm xã hội, dù chưa thực sự hình thành, CSDL này đã có thông tin của 95 triệu người dân với 6 trường (field) cơ bản. Nếu một người từng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, toàn bộ thông tin về quá trình công tác của họ đều có thể được tìm thấy trong CSDL.

Nhìn chung, từng bộ, ngành, địa phương hiện đang sở hữu những kho dữ liệu không nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thể kết hợp các CSDL này lại với nhau thành một CSDL dùng chung. 

Chia sẻ về vấn đề này, GS Hồ Tú Bảo cho rằng, việc xây dựng Hạ tầng số cần sự kiên trì và thời gian xây dựng lâu dài. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành một bộ tiêu chuẩn chung để các địa phương từ đó mà làm theo, tránh việc chờ đợi lẫn nhau hoặc không biết phải làm thế nào hay làm không tốt phải sửa lại.

“Quan trọng nhất là phải tạo được một bộ khung pháp lý, đặc biệt là phải có luật cho hạ tầng số”, GS Hồ Tú Bảo cho biết.

Chia sẻ thêm về điều này, ông Nguyễn Văn Cương, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, do các CSDL xây dựng vào thời điểm khác nhau, chưa kết nối liên thông, thậm chí là trùng lặp nên việc quản lý dữ liệu của chúng ta chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết điều này, cần phải kết nối để hình thành nên một CSDL tập trung.

Với quan điểm về việc phải ban hành luật cho hạ tầng số, ông Cương cho rằng tất cả các quy định liên quan đến kiểm soát CSDL hiện đang được điều chỉnh theo Nghị định của Chính phủ.

“Những quy định như vậy cản trở việc kết nối các CSDL này với nhau, do đó, Chính phủ nên có chỉ đạo để hoàn thiện pháp lý ở tầm Nghị định trước, không nhất thiết phải sửa luật do việc xây dựng một bộ luật riêng tốn rất nhiều thời gian”, đại diện Bộ Tư pháp cho biết.

Nhìn chung, các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm cho rằng, Hạ tầng số đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển Chính phủ số và nền Kinh tế số. Tuy nhiên, dù sở hữu một Hạ tầng số mạnh nhưng nếu không biết ứng dụng để khai thác một cách có hiệu quả thì cũng không giúp được nhiều cho sự phát triển kinh tế. Do đó, việc phát triển Hạ tầng số cần phải có một kế hoạch dài hơi và một lộ trình cụ thể.

Nguồn: khampha
Send Print  Back
The news brought
TAITRA mang các giải pháp công nghệ cao cho Smartcity tới TP.HCM 7/30/2018
Nữ tiến sĩ 'xuất ngoại' học cách chăm sóc đông trùng hạ thảo 'thuận tự nhiên' 7/30/2018
Kon Tum: Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học để thâm canh, khai thác mủ cây cao su và xây dựng mô hình sơ chế mủ cao su tiểu điền ở Huyện Đăk Hà 7/30/2018
Hà Giang: Nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và phát triển Lan rừng 7/30/2018
Giao thông thông minh: Bài toán hóc búa của smart city 7/30/2018
Sinh viên Việt Nam lập kỳ tích tại cuộc thi lập trình quốc tế 7/30/2018
Thủ tướng thăm mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng 7/30/2018
Ra mắt ứng dụng quản lý chi tiêu các dịch vụ viễn thông của VNPT 7/27/2018
Hướng đến y tế thông minh 7/27/2018
Lần đầu trao giải Alexandre Yersin 7/27/2018
Đại học Phú Xuân mở màn chuỗi sinh hoạt học thuật về giáo dục 7/27/2018
Tọa đàm Đại diện sở hữu công nghiệp với những đổi mới trong hệ thống 7/27/2018
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào 7/27/2018
Hội thảo “Cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp và công cụ khai thác phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa” 7/27/2018
Bình Dương: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất gừng đạt tiêu chuẩn VietGAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm ở thị xã Thuận An 7/27/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121094623 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn