Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mỹ phát triển thành công mô hình tâm thất trái 2:47 PM,7/30/2018

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển được mô hình tâm thất trái hoạt động như một cơ quan thực sự, cho phép tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu phẫu thuật mà không phải mạo hiểm tính mạng của người bệnh.

Theo Nature Biomedical Engineering, các nhà khoa học ở Harvard, Mỹ, đã phát triển thành công một mô hình sinh học của tâm thất trái. Mô hình này hoạt động như một cơ quan thực sự, cho phép tiến hành các thí nghiệm và phẫu thuật mà không phải mạo hiểm tính mạng của người bệnh. Trong tương lai, trên cơ sở này, các nhà khoa học muốn phát triển một trái tim với kích thước như thật.

Các nhà khoa học đã thu được mô tim bằng cách phát triển các tế bào sống trên nền sợi nano. Họ đã dùng các sợi gelatin phân hủy sinh học và polyester rồi hình thành một khung dạng một chiếc túi với các khoang trên bề mặt được cấy tế bào gốc. Sau vài ngày tăng trưởng mạnh, các tế bào hình thành một lớp mô tim mỏng, nền sợi tự phân hủy và các nhà thực nghiệm đã buộc mô hình tâm thất trái vừa hình thành co bóp được.

Khi dùng isoproterenol để kích thích, tốc độ co bóp tăng lên, còn khi gây tổn thương cho các mô thì cũng xuất hiện dấu hiệu của một cơn đau tim. Mô hình phản ứng tốt với các kích thích bên ngoài đến mức các nhà khoa học đã lập một lò ấp sinh học giúp phần nhân tạo (tâm thất trái) của tim sống bình thường trong hơn 6 tháng. Thiết bị này được trang bị các đầu ra, qua đó các nhà thực nghiệm có thể thực hiện các thao tác khác nhau: từ việc làm cho mô hình tâm thất trái bị lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh để nghiên cứu đến việc lắp đặt các van nhân tạo.

Các nhà khoa học rất vui mừng trước kết quả thu được vì từ nay trở đi có thể lấy mẫu mô tim - cơ quan quan trọng nhất - từ ​​bệnh nhân để phát triển một bản sao và thử nghiệm trên đó bất kỳ phương pháp điều trị cấp tiến nào mà không sợ gây rủi ro cho người bệnh. Trong tương lai, phương pháp trên mở ra cơ hội phát triển một cơ quan nội tạng mới từ các mẫu được lưu trữ để thay thế cho cơ quan bị bệnh.

Nguồn: khampha

Send Print  Back
The news brought
Xác định được 40 chuỗi ADN gây bệnh glaucoma dẫn tới mù lòa 7/30/2018
Tối ưu hóa phương pháp PCR cho việc chẩn đoán nhiễm trùng máu 7/27/2018
Ảnh hưởng của lượng mỡ và lượng cơ đến loãng xương 7/27/2018
Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân cấp cứu 7/27/2018
Thụ tinh trong ống nghiệm: Chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh có hiệu quả như nhau 7/27/2018
Trên 90% thiết bị y tế tiêu thụ tại Việt Nam phải nhập khẩu 7/26/2018
Phẫu thuật thành công khối bướu nguyên bào sợi cơ viêm hiếm gặp 7/26/2018
“Bác sĩ” Robot 7/26/2018
Ứng dụng công nghệ giúp lựa chọn cơ sở y tế tin cậy 7/26/2018
Nghiên cứu về mắt cá mở ra cách chữa sỏi thận, bệnh gút 7/25/2018
Phương pháp thử máu đột phá giúp phát hiện u ác tính giai đoạn đầu 7/25/2018
Nghiên cứu hiệu ứng quang nhiệt của hạt Nano vàng đa lớp và thử nghiệm trong diệt tế bào ung thư 7/25/2018
Giải trình tự hệ gen các gia đình nạn nhân dioxin phát hiện thấy các đột biến mới tế bào mầm ở người bố bị phơi nhiễm có thể di truyền sang con cái 7/25/2018
Tìm ra cách rút ngắn thời gian điều trị bệnh lao 7/25/2018
Smart Vest - áo thông minh theo dõi nhịp tim 7/25/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120909209 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn