Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhựa mới tự lành khi tiếp xúc với ánh sáng có thể kéo dài vòng đời của vệ tinh 10:38 AM,7/26/2018

Loại nhựa mới tự hàn gắn vết nứt khi bị hư hại có nghĩa là các vệ tinh sẽ có thể ở lại quỹ đạo lâu hơn. Polyme xử lý vết nứt khi tiếp xúc với ánh sáng bằng cách chuyển đổi từ cấu trúc cứng thành một chất mềm và dẻo. Trong những điều kiện nhất định, nhựa được các nhà nghiên cứu sử dụng có thể mềm hơn gấp 10 lần. Loại nhựa này cũng có thể được dùng để phủ lên các loại xe như ô tô, giúp chúng có khả năng tự sửa chữa sau khi có va chạm.

Jeremiah Johnson, giáo sư hóa học và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Bạn có thể chuyển đổi trạng thái vật chất và ở mỗi trạng thái đó, vật liệu hoạt động như thể đó là vật liệu hoàn toàn khác, dù nó được tạo thành từ tất cả các thành phần tương tự nhau”.

Thông thường khi một vật liệu được hình thành, độ cứng của nó không thể thay đổi. Ví dụ, bóng cao su có độ đàn hồi, nhưng không thể giòn nếu không làm thay đổi thành phần hóa học của nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một loại vật liệu có thể chuyển đổi giữa các trạng thái.

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã làm điều này bằng cách gắn các polyme vào một phân tử nhạy quang có khả năng thay đổi các liên kết trong vật liệu. Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu là polyme polyethylene glycol (PEG), nhưng các chuyên gia tin rằng vật liệu này có thể hoạt động với bất kỳ loại polyme nào.

Quá trình này mất khoảng năm giờ để hoàn thành và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có thể thực hiện chuyển đổi qua lại đến 7 lần. Sau mỗi lần thực hiện, tỷ lệ nhỏ polyme bị lỗi không chuyển đổi trở lại. Điều này có nghĩa là vật liệu sẽ bị hỏng.

Vật liệu bao gồm các cấu trúc giống như lồng chứa kim loại kết hợp với nhau bằng cách sử dụng các liên kết polyme linh hoạt. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những vật liệu này bằng cách trộn polyme gắn với các nhóm được gọi là phối tử, có thể liên kết với một nguyên tử kim loại. Mỗi nguyên tử kim loại trong trường hợp này là palladium, có thể tạo thành liên kết với bốn phân tử phối tử, tạo ra các cụm giống lồng cứng.

Khi các nhà nghiên cứu chiếu ánh sáng xanh lá cây trên vật liệu, góc liên kết nhỏ hơn và các cụm nhỏ hơn lại hình thành. Khi vật liệu ở trạng thái cụm nhỏ, nó mềm hơn gấp mười lần. TS. Johnson cho rằng: “Chúng có thể chảy khi bị nung nóng, nghĩa là bạn có thể cắt chúng và khi làm nóng nhẹ, hư hại sẽ được khắc phục”. Khi phương pháp này được sử dụng phổ biến, palladium, kim loại quý và đắt tiền sẽ được thay thế bằng vật liệu rẻ hơn.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu chế tạo các vật liệu có thể chuyển đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đang sử dụng ánh sáng để lập các mô hình phần cứng và mềm trong cùng một vật liệu. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Màng graphene thông minh có thể kiểm soát lưu lượng nước 7/25/2018
Vật liệu mới có khả năng tái sinh 7/24/2018
Tổng hợp thành công vật liệu trị lành vết thương rất hiệu quả 7/20/2018
Vật liệu cho phép cửa sổ vừa cung cấp điện vừa kiểm soát nhiệt độ cho ngôi nhà 7/19/2018
Cảm biến hydro hoạt động ở nhiệt độ phòng 7/19/2018
Một vật liệu mới có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước 7/19/2018
Nghiên cứu chế tạo graphene số lượng lớn, thử nghiệm ứng dụng trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất. Mã số đề tài: VAST.CTG.01/15-16 7/12/2018
Nghiên cứu sản xuất Interleukin-3 và Interleukin-11 tái tổ hợp chất lượng cao dùng trong y học (điều trị) 7/12/2018
Nghiên cứu quá trình chế biến quặng apatit Lào Cai loại II thành các chế phẩm hóa chất theo phương pháp hóa học thân thiện với môi trường 7/12/2018
Nghiên cứu chế tạo thép các bon siêu thấp ứng dụng trong công nghiệp 7/10/2018
Lần đầu tiên Việt Nam tạo vật liệu silicon thông minh 7/10/2018
Màng phủ nano thần kỳ "hô biến" gốm sứ dân dụng thành sản phẩm cao cấp 7/10/2018
Nghiên cứu công nghệ tuyển thu hồi các kim loại thiếc, sắt trong đới mũ sắt khu Lũng Cháy và Suối Teo mỏ kẽm chì Chợ Điền 7/2/2018
Việt Nam chế tạo màng phủ chống nước cho kính quan sát trong quốc phòng 6/29/2018
Chế tạo thành công ống nano cacbon có kích thước siêu nhỏ, giá thành rẻ 6/28/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120831371 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn