Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cây lúa phát triển để thích ứng với lũ lụt 11:26 AM,7/25/2018

Dù nước cần cho cây trồng sinh trưởng, nhưng quá nhiều nước có thể gây ngập úng và làm cho cây trồng bị chết. Ở Nam Á và Đông Nam Á nơi hay xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, độ sâu của nước có thể duy trì ở mức vài mét trong nhiều tháng.

Các giống lúa được gọi là "lúa nước sâu" đã phát triển chiến lược để đảm bảo khả năng sinh tồn. Lúa nước sâu sinh trưởng bình thường trong vùng nước nông nhưng trong các trận lũ lớn, giống lúa này phát triển chiều cao để thích ứng với mực nước dâng cao, giúp cây lúa sống sót qua những trận lũ dài.

Nhóm nghiên cứu bao gồm Takeshi Kuroha tại trường Đại học Tohoku, Motoyuki Ashikari tại trường Đại học Nagoya, Susan R. McCouch thuộc trường Đại học Cornell và các cộng sự ở Nhật Bản và Hoa Kỳ đã phát hiện ra một gen rất quan trọng đối với sự sống còn của cây lúa trong điều kiện lũ lụt. Các nhà khoa học cũng đã làm sáng tỏ chức năng phân tử và lịch sử tiến hóa của cây lúa.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được SD1 (SEMIDWARF1), một gen quan trọng kích thích phản ứng của cây lúa trong điều kiện nước ngập sâu. SD1 mã hóa enzyme sinh học tổng hợp gibberellin - một hoócmon thực vật. Gen này quyết định phản ứng của cây lúa ở vùng nước sâu thông qua một gen tương ứng có cùng chức năng. Khi bị ngập nước, cây lúa tích tụ ethylene, một loại hoóc môn thực vật dạng khí. Cây lúa ngập nước khuếch đại tín hiệu chuyển tiếp, trong đó gen SD1 được kích hoạt bởi một yếu tố phiên mã đáp ứng ethylene hay OsEIL1a.

Protein SD1 trực tiếp làm tăng khả năng tổng hợp gibberellin, chủ yếu là một trong những loại gibberellin hay GA4 thúc đẩy sự tăng trưởng theo chiều dọc ở cây trồng. Phân tích sâu hơn cho thấy biến thể chức năng này phát triển đầu tiên trong lúa hoang dã, tổ tiên của cây lúa và là mục tiêu lựa chọn trong quá trình thuần hóa để lúa canh tác thích nghi với môi trường nước sâu ở Băng-la-đét.

Gen SD1 được biết đến với tên gọi “gen của cuộc cách mạng xanh” trong đó gen tương ứng bị mất chức năng của SD1 khiến cho cây có chiều cao thấp, cung cấp khả năng kháng bệnh và tăng chỉ số thu hoạch, tạo ra năng suất hạt lớn hơn theo các hệ thống nông nghiệp đầu vào cao.

Gen phiên mã có thêm chức năng của cùng một gen cho phép lúa nước sâu thích ứng với lũ lụt nhờ tăng chiều cao của cây lúa. SD1 hoạt động với nhiều vai trò khác nhau trong lúa canh tác làm tăng khả năng dẻo dai vốn có của cây đối với môi trường.

Kuroha cho rằng: "Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sản xuất lương thực trên toàn thế giới. Người nông dân sẽ cần phải đa dạng hóa các phương thức canh tác và biến thể di truyền bí ẩn được tìm thấy trong các gen của cây lúa hoang dã sẽ cung cấp các giải pháp thích ứng cho các cây trồng có khả năng mau phục hồi trước tác động của môi trường".

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Biến đổi vi khuẩn để sản xuất phân bón từ không khí 7/25/2018
Ứng dụng công nghệ tự động hóa và IoT trong nông nghiệp công nghệ cao 7/24/2018
Nghiên cứu cây quýt đường không hạt được phát hiện tại Đồng Tháp 7/23/2018
Bảo quản quả vải bằng màng bao gói khí quyển biến đổi 7/23/2018
Tái sử dụng bông vụn thải để trồng nấm ăn và sản xuất phân hữu cơ 7/20/2018
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị sấy thăng hoa kết hợp bơm nhiệt 7/20/2018
Chuyển giao quy trình phân lập và tuyển chọn giống gốc nấm xanh (Metarhizium sp.) phục vụ công tác quản lý rầy nâu hại l 7/20/2018
Thụ tinh nhân tạo vào bảo tồn giống gà Hồ 7/20/2018
Ứng dụng mô hình tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa 7/20/2018
Kết quả nghiên cứu bất ngờ về lợi ích của quả gấc 7/20/2018
Nghiên cứu kéo dài đời sống hoa sen hơn 2 ngày 7/20/2018
Dùng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ trồng rau muống thủy canh 7/20/2018
Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp 7/20/2018
Ứng dụng AminoethoxyVinylGlycine (AVG) trong bảo quản dưa lưới sau thu hoạch 7/20/2018
Công nghệ bảo quản trái dừa tươi 7/20/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120940122 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn