Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Một số giải pháp phát triển ngành thương mại, chế biến các sản phẩm nông nghiệp 11:27 AM,7/20/2018

Để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, TS. Lê Văn Bảnh, cục trưởng Cục chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đề nghị một số giải pháp về thương mại và chế biến nông, lâm, thủy sản. Xin giới thiệu một số giải pháp tiêu biểu của TS. Lê Văn Bảnh.

Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ

Cần thực hiện “liên kết ngang” giữa các hộ nông dân, hình thành các vùng nguyên liệu lớn, cùng trà, cùng giống chất lượng cao; tổ chức, hình thành các “liên kết dọc” gắn doanh nghiệp với nông dân.

Trên cơ sở liên kết sản xuất, giảm thiểu đầu mối trung gian, tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất sản phẩm theo từng khâu.

Thực hành sản xuất nông nghiệp có chứng chỉ, đưa tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và các chứng chỉ khác (ASC, 4C, RainForest...).

Tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đồng bộ với việc cải tạo đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác khuyến nông để nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến.

Giảm tổn thất sau thu hoạch

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 giảm 50% mức tổn thất trong sản xuất nông nghiệp so với hiện tại.

Nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường

Trên cơ sở thị trường, đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Rà soát lại hệ thống chế biến công nghiệp, loại bỏ những doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, không bảo đảm các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm và xử lý môi trường. Cải thiện hình thức bao bì, mẫu mã, đóng gói gạo thương phẩm chất lượng cao tiêu thụ nội địa.

Sử dụng có hiệu quả phế phụ phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, như:

1. Trong sản xuất lúa, gạo chú ý chế biến các sản phẩm sau gạo; phế phụ phẩm (trấu, cám) trong xay xát lúa, gạo được chế biến thành các sản phẩm có giá trị, như củi trấu, trấu viên, ván ép, dầu cám, thức ăn chăn nuôi... góp phần bảo vệ môi trường; sử dụng rơm để làm nấm rơm; đóng bánh làm thức ăn chăn nuôi, làm chất đốt; làm phân hữu cơ...

2. Trong chế biến thủy sản, cần đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các chế phẩm có giá trị gia tăng sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm, như calci hoạt tính, bột cá, dầu cá, bột đạm thủy phân, các chất có hoạt tính sinh học cao...

3. Trong chế biến gỗ, cần tận dụng triệt để củi cành ngọn, mùn cưa... tạo các viên ép làm chất đốt, tinh dầu; phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất các phụ tùng, linh kiện lắp ráp đồ gỗ, nâng cao trình độ thiết kế mẫu sản phẩm...

4. Trong sản xuất muối, cần tận thu các sản phẩm phụ (thạch cao; nước ót) để nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường.

Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường

Triển khai sớm một số thương hiệu quốc gia gắn với các sản phẩm chủ lực trên cơ sở triển khai đồng bộ các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế.

Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn với thương hiệu.

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của từng ngành hàng.

Về quản lý đất đai, đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện tích tụ, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến; xây dựng các quy định cụ thể, cơ chế để nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất; ưu tiên cấp đất, bảo đảm các điều kiện về hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm vào các cụm công nghiệp, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sấy - bảo quản - chế biến công nghiệp giảm tổn thất sau thu hoạch.

Đối với đầu tư cho nông nghiệp, tăng cường đầu tư của Nhà nước và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại, chế biến nông, lâm, thủy sản; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phế phụ phẩm, hợp tác liên kết sản xuất với nông dân, bảo đảm có vùng nguyên liệu ổn định và phát triển bền vững.

Chính sách thuế và tín dụng cần sửa đổi áp dụng các mức thuế phù hợp với các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại, chế biến nông, lâm, thủy sản; điều chỉnh lãi suất vốn vay đầu tư phát triển ở mức phù hợp theo như các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp.

Về khoa học và công nghệ, cần ưu tiên bố trí vốn cho các lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch; xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích các cơ sở nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp thực hiện các đề tài có tính ứng dụng cao, gắn kết quả nghiên cứu với sản phẩm cuối cùng; hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” và doanh nghiệp vệ tinh, trên cơ sở đó, tập trung hỗ trợ đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thật sự có năng lực và hiệu quả; ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân mua công nghệ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Nguồn: KHPTO

Send Print  Back
The news brought
TP.HCM: Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp 7/20/2018
Nhà màng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao 7/20/2018
Việt Nam có lợi thế phát triển ngành len cừu 7/20/2018
Tưới phun mưa tự động cho cây hành tím 7/20/2018
Lần đầu tiên tại Việt Nam: chế tạo thành công hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp tự động điều khiển bằng IoT 7/20/2018
Cơ hội và thách thức khởi nghiệp du lịch đổi mới sáng tạo 7/20/2018
Việt Nam lần đầu sản xuất được stent mạch vành 7/20/2018
Hệ thống đánh giá sự hài lòng sẽ “mở” hơn 7/20/2018
Hướng đến sản xuất thuốc sinh học 7/20/2018
Vườn dừa xanh tốt, sai quả nhờ rơm rạ 7/20/2018
Lâm Đồng sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp năm 2019 7/20/2018
Hội nghị sơ kết phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2015 – 2020 7/19/2018
Nâng cao chất lượng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp 7/19/2018
Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam 7/19/2018
Khoa học mở: Chuyển đổi mô hình trong nghiên cứu khoa học 7/19/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120401472 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn