Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 2:41 PM,7/10/2018

Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH) là một trong những vùng lãnh thổ quan trọng nhất của Việt Nam, có mật độ dân số cao nhất và có một vị trí chiến lược đối với việc phát triển kinh tế-xã hội trong cả nước. Tính đến năm 2016, VĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố, có tổng diện tích 21.060 km2 với dân số 20,9 triệu người, trong đó khu vực nông thôn VĐBSH chiếm phần lớn diện tích (92,21% diện tích toàn vùng) với hơn 13,7 triệu người (66,5% dân số toàn vùng).

Nông thôn VĐBSH có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá với số lượng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới tăng nhanh, gia tăng năng suất, sản lượng cây trồng, gia tăng hoạt động dịch vụ nông thôn… đã và sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực,gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn, ảnh hưởng đến tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, năng suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu quả lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau. Trong đó: Vấn đề đầu tiên cần quan tâm phải kể đến tình trạng sử dụng không đúng kỹ thuật hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng bừa bãi. Hiện trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp cao hơn mức khuyến cáo và không tuân theo định mức của khuyến nông địa phương là phổ biến tại các địa phương nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc sử dụng phân bón cao hơn khuyến cáo của khuyến nông. Trong đó, với vụ xuân lượng với đạm tăng từ 0,4 đến 1,4 lần; lân tăng từ 0,2 đến 1,4 lần và ka li tăng từ 0,8 đến 1,4 lần; đối với vụ mùa với đạm tăng từ 0,4 đến 1,3 lần; lân tăng từ 0,3 đến 2,9 lần và ka li tăng từ 0,7 đến 1,3 lần.

Việc sử dụng không đúng liều lượng, bón phân không cân đối, chất lượng phân bón không đảm bảo sẽ gây sức ép đến môi trường nông thôn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đất và nước của khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Tuy làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm qua nhưng đến nay vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu vẫn là sử dụng các thiết bị thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế. Theo một khảo sát gần đây, có đến 98% các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở vùng đồng bằng sông Hồng có chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Do đó, môi trường nông thôn đã, đang và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề. Chính vì vậy, cần tiến hành đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm để có giải pháp phù hợp, bảo vệ môi trường và con người nơi đây.

Hoạt động dịch vụ tại các chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày một người thải ra 0,3 - 0,5 kg chất thải. Với dân số khu vực nông thôn là 13,7 triệu người thì lượng rác thải ước đạt 4,11-6,85 triệu tấn/ngày, lượng chất thải này nếu không được thu gom vận chuyển tới nơi tập trung, xử lý hợp vệ sinh sẽ là yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Tài nguyên đất bị suy thoái trầm trọng (suy thoái vật lý; suy thoái hoá học; mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị chua; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc có nguồn gốc hóa học, làng nghề), làm biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông quê sẽ đổi mầu vì ô nhiễm, không còn bóng dáng những loài vật thủy sinh như tôm, cua, cá, ốc, ếch. Trên khắp các vùng nông thôn mọc lên những làng ung thư, làng bệnh tật. Vùng ĐBSH, vùng đất trù phú đang đứng trước những thử thách lớn, đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trường cần giải quyết. Tuy nhiên, nếu quá vội vàng trong việc áp dụng các giải pháp chính sách đầu tư, đổi mới thiếu quy hoạch kinh tế - xã hội và môi trường trên cơ sở nghiên cứu khoa học chưa thấu đáo và hệ thống thì tất yếu dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hậu quả đó có thể có lợi cho kinh tế trước mắt nhưng lại có hại lâu dài, nền kinh tế sẽ bị suy thoái và không bền vững. Do vậy, việc đánh giá đúng hiện trạng môi trường nông nghiệp, làng nghề và dịch vụ của vùng ĐBSH để từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp để cải thiện môi trường nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng là một đòi hỏi bức thiết cần được quan tâm giải quyết. Đó chính là lý do mà Cơ quan chủ quản Viện nghiên cứu và phát triển Vùng cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Tùng Cương thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng”.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu rút ra được những kết luận như sau:

- Vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù đã hình thành nên các khu vực nông thôn đặc trưng và định hướng khác nhau. Đó là việc hình thành nên các vùng nông thôn chuyên sản xuất cây nông nghiệp như lúa tại Thái Bình, Hà Nam, Nam Định; cây công nghiệp đậu tương tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, rau hoa quả tại Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên; các sản phẩm nông nghiệp đa dạng về chủng loại và có thế mạnh của cả nước.

Với tổng diện tích tương đương hơn 70% diện tích toàn vùng, nông thôn vùng ĐBSH giữ vai trò là vanh đai xanh, góp phần giữ gìn cân bằng sinh thái giữa vùng nông thôn và thành thị. Nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSH giữ vị trí trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho công nghiệp và xuất khẩu.

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng đất chật, người đông, diện tích của vùng chiếm 6,3% diện tích đất của cả nước và dân số chiếm 22,8% dân số cả nước (20,9 triệu người), mật độ dân số cao nhất cả nước 994 người/km2. Trong đó, khu vực nông thôn ở vùng ĐBSH đóng vai trò rất quan trọng, với dân số nông thôn chiếm 13,74 triệu người (chiếm 14,98% dân số cả nước; 66,7% dân số vùng ĐBSH), nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động, lương thực, thực phẩm chủ yếu cho vùng và cho cả nước.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 có sự chuyển dịch và biến động rõ rệt dân số khu vực thành thị và nông thôn. Số dân thành thị có xu hướng gia tăng và dao động tăng từ 3,6% đến 24%, ngược lại ở khu vực nông thôn nhiều nơi số dân nông thôn có xu hướng giảm từ 0,29% đến 15,38%.

Các vấn đề môi trường phát sinh từ khu vực nông thôn vùng ĐBSH đến từ các hoạt động dân sinh với tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ 6,85 triệu tấn/ngày đến 9,59 triệu tấn/ngày. Các hoạt động trồng trọt làm phát sinh lượng lớn phụ phế phẩm là hơn 7 triệu tấn rơm rạ; 4,2 triệu tấn thân và lõi ngô; gần 200.000 tấn phụ phẩm từ khoai lang; gần 50.000 tấn phụ phẩm từ đậu tương và lạc và lượng lớn bao bì phân bón, HCBVTV.

Tình trạng sử dụng phân bón chủ yếu là phân hóa học cao hơn so với khuyến cáo của khuyến nông vẫn là phổ biến. Việc sử dụng các HCBVTV đã làm tích lũy một số các nhóm HCBVTV trong đất nhưng vẫn ở mức cho phép.

Trong hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi lợn với quy mô hộ gia đình và gia trại vẫn là chủ đạo tại vùng ĐBSH. Trong 4 tỉnh điều tra, loại hình chăn nuôi hộ gia đình vẫn là chủ yếu, chiếm 76%, chăn nuôi trang trại chiếm 34% và chăn nuôi tập trung vẫn chiếm tỷ lệ thấp 0,05% . Hoạt động chăn nuôi thải ra hơn 14 nghìn tấn CTR/ngày, kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với phân gia súc: xử lý bằng biogas chiếm 28,25%, Ủ phân khô chiếm 13,5%; sử dụng trong nông nghiệp chiếm 8,75%; không xử lý thải vào môi trường chiếm 52%. Đối với nước thải gia súc: xử lý bằng biogas là biện pháp phổ biến chiếm 63,75%; không có công trình xử lý nước thải tập trung; lượng nước thải không được xử lý chiếm 36,25%. Hoạt động chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí tại các khu vực này.

Vùng đồng bằng sông Hồng có 2.433 làng có nghề trên tổng số 4.575 làng nghề của cả nước, chiếm tới 53,18%. Làng nghề phân bố rộng khắp 11 tỉnh của đồng bằng sông Hồng với các quy mô khác nhau. Kết quả nghiên cứu tại một số loại hình làng nghề như chế biến nông sản thực phẩm tại Cát Quế (Hà Nội); Khắc Niệm (Bắc Ninh); Làng nghề tái chế tại Minh Khai (Hưng Yên); Rùa Thượng (Hà Nội); Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc (Hà Nội), Thái Phương (Thái Bình) cho thấy các hoạt động sản xuất từ các làng nghề chủ yếu vẫn là thủ công nên vẫn là các nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ, tùy thuộc vào từng loại hình làng nghề mà mức độ và tác động ô nhiễm tới môi trường khác nhau.

Về hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn vùng ĐBSH, dựa trên các số liệu quan trắc từ 2011-2015 của các địa phương vùng ĐBSH và một số kết quả quan trắc của đề tài có thể có một số nhận xét như sau:

+ Chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn còn khá tốt, nhiều vùng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hiện tượng ô nhiễm cục bộ chỉ được ghi nhận tại một số khu vực làng nghề và khu vực chăn nuôi.

+ Môi trường nước mặt tại hầu hết các vùng nông thôn đều đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho tưới tiêu và các hoạt động khác. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguồn nước này nhiều nơi đang bị ô nhiễm cục bộ bởi các chất hữu cơ có nguồn gốc từ hoạt động dân sinh.

+ Môi trường đất tại một số địa phương có dấu hiệu của sự tích lũy kim loại nặng và HCBVTV trong đất do hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên về giá trị nồng độ chúng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Vê vấn đề cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường nông thôn: trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Các cơ chế chính sách đã được điều chỉnh thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thông qua việc lồng nghép vào các văn bản quản lý môi trường TW và địa phương. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách trong việc quản lý môi trường nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau. Văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Một số quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường nông thôn còn thiếu khả thi.

Các mô hình xử lý môi trường nông thôn thực hiện trong đề tài không phải là mới nhưng đã góp phần giải quyết được một số vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương, đó là việc thu gom rác thải sinh hoạt cho 1 khu chợ, mô hình xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ và mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas dạng hẩm ủ nhựa Composite. Các mô hình này như là một mô hình mẫu để nhân rộng và triển khai ra các địa phương khác có điều kiện tương tự.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13736/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Các phương pháp nghiên cứu mới được thực hiện bởi công nghệ thông tin và truyền thông 7/10/2018
Các dự báo về khí hậu cần bao gồm các tác động của CO2 lên sự sống 7/10/2018
Biến nước biển thành nước uống 7/10/2018
Nga muốn tiêu hủy rác vũ trụ bằng pháo Laser 7/2/2018
Nữ sinh lớp 6 phát minh robot "săn" rác nhựa trên biển 7/2/2018
Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm giám sát từ xa một số trạm đo mực nước tự động theo các nguyên lý đo không tiếp xúc với nước trên lưu vực sông 7/2/2018
Nghiên cứu mới cho thấy sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí CO2 6/28/2018
Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát 6/28/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo sóng tác nghiệp cho vùng biển vịnh Bắc Bộ có sử dụng số liệu ra đa biển 6/28/2018
Sinh viên Việt sản xuất nhựa sinh học từ mỡ cá basa 6/28/2018
Phát minh mới dùng graphene tạo ra nước sạch từ nước biển ô nhiễm bằng một bước đơn giản 6/28/2018
Trung tâm xử lý rác hoàn toàn tự động 6/28/2018
Tìm ra cách mới để phân hủy chất dẻo 6/28/2018
Nghiên cứu phát triển hệ thống LIDAR hấp thụ vi sai ứng dụng quan trắc phân bố nồng độ ozone trong lớp khí quyển tầng thấp. Mã số đề tài: VAST01.08/13-14 6/26/2018
Xây dựng mô hình số mô phỏng sự thay đổi địa hình đáy biển do sóng và dòng chảy (Mã số: VAST.ĐLT.07/15-16) 6/26/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120230458 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn