Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ 4.0” 4:28 PM,7/6/2018

Ngày 4/7/2018, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ 4.0”.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một hướng đi tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà… tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An…

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, có 3 nhóm nhân lực cần quan tâm đó là các kỹ sư trong các lĩnh vực gắn với công nghệ; các nhà quản lý; các chuyên gia và nhà khoa học. Khi các trường, học viện mở chương trình đào tạo không nhất thiết phải có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ mà điều quyết định là chương trình đó có được thị trường tiếp nhận hay không. Thậm chí tiến tới chỉ cần một nhà khoa học có thể xây dựng được một chương trình đào tạo tốt gắn được với thực tiễn phát triển. “Dù chương trình gì đối với nông nghiệp công nghệ cao thì yêu cầu về ngoại ngữ và công nghệ thông tin rất quan trọng. Ngoại ngữ phải gắn với công nghệ. Phương thức đào tạo phải có sự liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn… để sau này có sự chuyển giao tốt”, Bộ trưởng Phùng xuân Nhạ nói.

Từ thành công lớn trong thực tiễn của địa phương, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, các công nghệ tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả, tạo đột phá để chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện. Nhiều sản phẩm của Lâm Đồng đã đạt tiêu chuẩn ngang với một số nước tiên tiến, xây dựng được thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một hướng đi tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần chú trọng vào giải pháp tăng cường liên kết chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp cùng sự đóng góp của công nghệ 4.0 trong việc giải phóng giá trị và nâng cao năng suất ngành nông nghiệp…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, để phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao. Cùng với đó là đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, những kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm để thích ứng và phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại. Từng bước đưa các công nghệ mới đặc thù trong nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa, cơ khí chính xác, vật liệu mới… vào các chương trình đào tạo dài hạn; đào tạo theo hướng liên ngành, đa ngành, xuyên ngành; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất thông minh; nông nghiệp thông minh. Bên cạnh đó, quyết liệt thực hiện việc chuyển đổi mô hình đào tạo theo hướng chủ động nắm bắt và đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động. Đổi mới phương thức đào tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy. Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các chuyên gia và nhà khoa học.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Hợp tác đào tạo nhân tài trẻ cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam 7/6/2018
Nghiên cứu, sản xuất thành công một số sản phẩm từ gạo 7/6/2018
Xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử năm 2017 7/6/2018
Phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHTN&KT được Nafosted tài trợ đợt 1 năm 2018 7/6/2018
Chính sách đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của châu Âu và hàm ý cho Việt Nam 7/6/2018
Áp dụng kỹ thuật bảo dưỡng trạm biến áp treo không cần cắt điện 7/6/2018
Nha Trang có trung tâm giải mã gen để tầm soát, điều trị sớm ung thư 7/4/2018
Hiệu quả phân lân nung chảy, NPK NInh Bình cho lúa trên đất phèn 7/4/2018
Chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp qua hoạt động khuyến nông 7/4/2018
Anh: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y khoa 7/4/2018
Lần đầu tiên tổ chức Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam 7/4/2018
Nhóm kỹ sư sáng chế áo "túi khí" bảo vệ người đi xe máy 7/4/2018
Hệ thống phân tích và chia sẻ nguy cơ tấn công mạng Việt Nam đã hoạt động 7/4/2018
Lớp phủ chống bám chất lỏng là bước tiến mới trong hàng hải 7/4/2018
Giữ “lửa” cho nhà sáng chế không chuyên 7/4/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120406845 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn