Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phó giáo sư nghiên cứu cách phòng bệnh béo phì, tiểu đường 9:51 AM,6/29/2018

Kết quả nghiên cứu của PGS Phạm Văn Hùng và cộng sự là tiền đề để sản xuất các loại thực phẩm phù hợp cho người béo phì, tiểu đường.

Công trình "Nghiên cứu khả năng kháng tiêu hóa và khả năng sinh đường của các loại tinh bột gạo và tinh bột gạo biến đổi bằng phương pháp vật lý" của PGS Phạm Văn Hùng (Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM) và cộng sự vừa được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Nghiên cứu đăng trên Food Chemistry - tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp, được SCIMAGO xếp hạng 9/273 tạp chí chuyên ngành công nghệ thực phẩm.

Nghiên cứu là kết quả ông Hùng và cộng sự thu được khi thực hiện đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ giai đoạn 2013-2015. Nó được hy vọng là tiền đề ứng dụng sản xuất các loại thực phẩm có khả năng sinh đường thấp cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì và một số bệnh mãn tính khác.

Phó giáo sư Hùng kể, năm 2002 ông qua Nhật làm nghiên cứu sinh tại Đại học Phủ Osaka (Nhật Bản), bắt đầu được tiếp cận kiến thức mới về tinh bột kháng tiêu hóa, là loại tinh bột không sinh đường khi ăn. Đây là kiến thức khá mới mẻ ở Việt Nam, nơi người dân mắc bệnh béo phì và tiểu đường khá phổ biến.

Hai năm sau, ông đăng nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế về tinh bột kháng tiêu hóa, song chủ yếu nghiên cứu trên bột mì. Trở về nước, ông ấp ủ một công trình khoa học về tinh bột gạo giúp những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường hiểu rõ hơn về bản chất của việc dùng nhiều tinh bột trong gạo.

Tinh bột gạo dễ dàng chuyển hóa thành đường và đó là một trong những nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường. Trong khi đó, cơm là thức ăn quen thuộc hàng ngày với người Việt, những người bị tiểu đường ăn nhiều sẽ không tốt.

Ở công trình này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp biến đổi nhằm tăng hàm lượng tinh bột kháng tiêu hóa. Việt Nam có nhiều loại gạo với cấu trúc, thành phần khác nhau nên họ đã lựa chọn khảo sát năm loại gạo phổ biến nhất.

Từ đó, hướng đề xuất được đưa ra là xử lý hiệu quả để giảm chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo. Họ sử dụng phương pháp biến đổi vật lý để tạo ra loại gạo có chỉ số đường huyết ở mức trung bình và thấp.

Theo ông Hùng, từ kết quả nghiên cứu này, các nhà công nghệ sinh học có thể chọn tạo ra giống gạo có cấu trúc tinh bột kháng lại sự tiêu hóa. Trong khi đó, các nhà khoa học thực phẩm có thể dùng tinh bột biến đổi vật lý này tạo ra các sản phẩm bánh mì, bún, phở, bánh quy… có khả năng sinh đường thấp cho người bị tiểu đường, béo phì.

Phó giáo sư 44 tuổi chia sẻ, sắp tới nghiên cứu sẽ được thực hiện với một số cộng sự và học trò theo hướng mới. Thay vì trước đây phải tách tinh bột gạo ra để biết cơ chế của nó thì nay có thể dùng hạt gạo mang đi biến đổi để có được sản phẩm với chỉ số đường huyết thấp.

Cá nhân ông tiếp tục định hướng nghiên cứu về tinh bột kháng tiêu hóa với nhiều nguồn tinh bột khác như khoai lang, sắn, khoai tây, đậu đỗ và ứng dụng trong việc sản xuất các loại thực phẩm sinh đường thấp.

Tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khóa 1993-1998, ông Hùng ở lại trường công tác và theo tiếp bậc cao học tại đây. Từ năm 2002 đến 2005, ông qua Nhật theo chương trình nghiên cứu sinh, tiếp đó có nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Nhật Bản và Canada.

Năm 2009, ông về nước và công tác tại Đại học Quốc tế, sau đó làm Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm và được phong phó giáo sư năm 2014.

PGS Phạm Văn Hùng là tác giả chính của 40 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục ISI và 30 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế khác. Ông từng hướng dẫn 10 học viên cao học và hiện hướng dẫn ba nghiên cứu sinh, đều theo hướng nghiên cứu tinh bột kháng tiêu hóa.

Nguồn: Vnexpress

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu quy trình tổng hợp hoạt chất nhóm 5-nitro-imidazole 6/28/2018
Trung Quốc phát triển máy in 3D để sản xuất mô người hàng loạt 6/28/2018
Đột phá công nghệ tế bào giúp tự tái tạo các bộ phận trên cơ thể người 6/28/2018
Thực hiện thành công tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân 6/28/2018
Hàn Quốc phát triển kỹ thuật điều trị ung thư bằng diot phát quang 6/28/2018
Phát triển phương pháp lưu trữ máu và nước tiểu mà không cần ướp lạnh 6/28/2018
Kim tiêm siêu nhỏ tan trong da 6/28/2018
Phát hiện ung thư nhờ xét nghiệm nước tiểu 6/28/2018
Nghiên cứu đa hình gen/protein matrix metalloproteinase-9 (MMP-9) và đánh giá khả năng ứng dụng trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp (ACS) (Mã số đề tài: VAST02.01/14-15) 6/26/2018
Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp gây bệnh cúm H7N9 trong cây thuốc lá Nicotiana sp. bằng phương pháp agroinfiltration phục vụ cho mục đích tạo vacxin thế hệ mới. Mã số đề tài: VAST02.03/14-15 6/26/2018
Việt Nam sử dụng robot phẫu thuật ung thư dạ dày 6/26/2018
Vật liệu nha khoa mới giúp chống mảng bám, giết chết vi khuẩn 6/26/2018
Miếng dán giúp theo dõi bệnh nhân đột quỵ, ung thư 6/26/2018
Miếng dán chống ngáy 6/26/2018
Thử nghiệm thành công nanorobot tiêu diệt ung thư 6/26/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120255112 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn