Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kim tiêm siêu nhỏ tan trong da 11:36 AM,6/28/2018

Nỗi sợ hãi kim tiêm giờ đây chỉ còn là chuyện nhỏ nhờ một thiết bị thay thế mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Dallas (Mỹ) phát minh.

Theo phương pháp mới, thuốc sẽ vẫn được tiêm vào cơ thể, nhưng bằng một kim tiêm siêu nhỏ và không gây ra bất cứ cảm giác đau nào. Mũi tiêm mỏng đến độ sẽ tan ngay dưới da khi đã đưa đủ lượng thuốc vào cơ thể. Mặc dù không áp dụng với tất cả, nhưng mũi tiêm này có thể đưa vào cơ thể rất nhiều loại thuốc được chế tạo từ các hợp chất có kích thước phân tử nhỏ.

Theo như bài báo công bố trên ChemRxiv, nhóm nghiên cứu giải thích: những mũi tiêm được sản xuất bằng kỹ thuật in 3D FDM (fused deposition modeling). Đây là công nghệ tạo mẫu nhanh, sử dụng đầu ép phun được điều khiển bằng CNC (gia công cơ khí tự động) làm vật liệu dạng sợi dẻo bị chảy và đùn ra để tạo nên một mặt cắt của mẫu.

Vật liệu được sử dụng để làm mũi kim ở đây là polylactic acid – một loại nhựa dẻo nóng, có khả năng phân hủy sinh học và được chứng nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Để đạt được hình dạng như mong muốn, các mũi tiêm sẽ được khắc hóa chất sau khi in. Kích thước đầu mũi tiêm nhỏ đến mức 1 micromet (106m) và rộng 400 - 600 micromet. Thử so sánh, tế bào hồng cầu người có kích cỡ khoảng 5 micromet.

Hiện nay, mũi tiêm dưới da vẫn được coi là tiêu chuẩn trong việc tiêm ngừa, tuy nhiên chúng lại có thể gây đau, và để lại những vết thâm xấu xí nếu không thao tác không được chuẩn xác. Đồng thời, rác thải từ những mũi tiêm đã qua sử dụng cũng là mầm mống gây bệnh sinh học nguy hiểm. Vì thế, loại kim siêu nhỏ này được phát minh để có thể giải quyết những vấn đề trên bởi chúng không gây đau đớn, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và không tạo ra rác thải.

Dẫu vậy, loại kim này vẫn có nhược điểm là: dù có thể sản xuất với chi phí rẻ nhưng các thiết bị cần thiết để phục vụ in 3D lại có giá thành khá cao. Tuy nhiên, các thử nghiệm trên giấy parafilm, da lợn đã mang lại kết quả khả quan khi 84% số mũi tiêm đã được hòa tan.

Nguồn:  khoahoc.tv

Send Print  Back
The news brought
Phát hiện ung thư nhờ xét nghiệm nước tiểu 6/28/2018
Nghiên cứu đa hình gen/protein matrix metalloproteinase-9 (MMP-9) và đánh giá khả năng ứng dụng trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp (ACS) (Mã số đề tài: VAST02.01/14-15) 6/26/2018
Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp gây bệnh cúm H7N9 trong cây thuốc lá Nicotiana sp. bằng phương pháp agroinfiltration phục vụ cho mục đích tạo vacxin thế hệ mới. Mã số đề tài: VAST02.03/14-15 6/26/2018
Việt Nam sử dụng robot phẫu thuật ung thư dạ dày 6/26/2018
Vật liệu nha khoa mới giúp chống mảng bám, giết chết vi khuẩn 6/26/2018
Miếng dán giúp theo dõi bệnh nhân đột quỵ, ung thư 6/26/2018
Miếng dán chống ngáy 6/26/2018
Thử nghiệm thành công nanorobot tiêu diệt ung thư 6/26/2018
Vai trò của protein RGS8 trong điều trị bệnh trầm cảm 6/25/2018
Kính đọc chữ dành cho người khiếm thị của học sinh Sài Gòn 6/22/2018
Học sinh lớp 10 chế tạo đầu dò nano chữa ung thư 6/22/2018
Robot giờ còn có thể nuôi cấy nội tạng người nhanh chóng 6/22/2018
MIT phát triển "vi khuẩn trên chip" có khả năng phát hiện chảy máu dạ dày 6/22/2018
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/22/2018
Robot phẫu thuật mắt cho người 6/21/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120374360 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn