Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sinh viên mang nông nghiệp thông minh ra... đảo 2:06 PM,6/22/2018

Hệ thống trồng cây thông minh được điều khiển bằng smartphone đã được áp dụng ở huyện đảo Thổ Chu, không chỉ giúp người dân nâng cao sản lượng sản xuất mà còn thể hiện tình yêu của các bạn sinh viên với biển đảo quê hương.

Tấm lòng đáng quý này của 5 sinh viên gồm Trần Nhật Nam, Nguyễn Văn Hùng, Lê Hoài Phong, Hoàng Minh Thuần và Nguyễn Thanh Phong, cùng là sinh viên ngành công nghệ thông tin, Trường CĐ Công thương TP.HCM.

Giá thành cạnh tranh

Trần Nhật Nam, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, mô hình nông nghiệp của nhóm có thể áp dụng vào nhiều hình thức canh tác như thủy canh, khí canh, tưới nhỏ giọt… Hệ thống sẽ sử dụng mút xốp làm giá thể nuôi dưỡng cây.

“Với trồng thủy canh, có nhiều phương pháp làm giá thể cho cây như xơ dừa, viên nén và mút xốp… Nếu sử dụng xơ dừa làm giá thể thì cây hay bị nấm, các sợi xơ dừa rơi rớt vào dung dịch hay gây tắc nghẽn hệ thống bơm cung cấp chất dinh dưỡng. Viên nén thì có giá thành quá cao và không tái sử dụng được. Vì thế, nhóm chọn giá thể là mút xốp vừa có giá thành rẻ vừa giúp cây ít nguy cơ bị bệnh hơn” - Nam cho biết.

Theo đó, hạt giống được đặt trực tiếp vào giá thể trên hệ thống. Sau đó, hệ thống điều khiển sẽ trực tiếp điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và chất dinh dưỡng với từng giai đoạn phát triển của cây (các thông số này sẽ được các chuyên gia nông nghiệp thiết lập).

Trong suốt quá trình hệ thống hoạt động, người sử dụng có thể giám sát trực tiếp hoặc điều khiển bằng điện thoại thông minh, máy vi tính, hay màn hình cảm ứng ngay tại nơi canh tác.

“Sản phẩm với chi phí đầu tư thấp (khoảng 1,5 triệu đồng/bộ thiết bị) nên có tính ứng dụng và thương mại hóa rất cao. Sản phẩm được nhóm hoàn thiện cả phần cứng và phần mềm nên hệ thống được đồng bộ mang lại tính ổn định. Ngoài ra, nhóm đã chọn lọc các linh kiện có chất lượng nhằm đem lại độ bền và giá thành cạnh tranh cho sản phẩm” - Hoàng Minh Thuần, thành viên nhóm chia sẻ.

Mang rau ra… đảo

Lê Hoài Phong, thành viên nhóm chia sẻ, khó khăn lớn nhất của nhóm khi làm sản phẩm này là kinh nghiệm chăm sóc cây trồng.

Tất cả các thành viên trong nhóm đều là sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin nên hoàn toàn không có kinh nghiệm về chăm sóc và nuôi dưỡng cây trồng. Vì không có kinh nghiệm cũng như không có kiến thức về nông nghiệp nên có rất nhiều lần thất bại.

Có khi nhóm phải phá bỏ cả một mô hình hoàn chỉnh vì thiết kế sai khiến cây không sống được. Nhóm khắc phục bằng cách đọc thêm tài liệu, học hỏi thêm kinh nghiệm, mày mò tìm cách sửa lỗi hệ thống và cuối cùng nhóm đã có một hệ thống ổn định, hiệu quả.

Để có kinh nghiệm, nhóm đã đọc các tài liệu từ internet, gặp gỡ các chủ vườn để học hỏi và đồng thời thực hiện rất nhiều thí nghiệm trồng cây cùng với hệ thống.

Sau các thí nghiệm nhóm dần dần rút ra kinh nghiệm để chăm sóc cây tốt hơn. Không chỉ có các thí nghiệm, nhóm đã áp dụng hệ thống vào thực tế thông qua dự án “Vườn rau biển đảo”. Dự án được thực hiện tại huyện đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang từ tháng 8/2017.

      Ngoài ra, nhóm đang liên hệ với các nhóm khác có chuyên môn về nông nghiệp để hợp tác và xây dựng thông số kỹ thuật cho hệ thống phù hợp hơn, năng xuất cao hơn.

Th.s Nguyễn Anh Tú, giảng viên khoa công nghệ thông tin, trường CĐ Công thương TP.HCM, đánh giá cao hệ thống của nhóm vì các thành viên đã tạo ra sản phẩm tương đối hoàn chỉnh và có thể ứng dụng ngay.

“Tuy nhiên, nhóm cần phải có nhiều bản cập nhập về phần mềm cũng như phần cứng để tăng hiệu quả của hệ thống. Nhóm nên hợp tác với các nhóm sinh viên khác với chuyên ngành về nông nghiệp để có các thông số môi trường phù hợp” - Th.s Tú chia sẻ.

Nguồn: khampha

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ biến sa mạc thành đất trồng chỉ sau 7 tiếng 6/22/2018
Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp 6/21/2018
Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi ngan V7, VS ở các tỉnh phía Bắc 6/21/2018
Máy sấy thóc – giải pháp, sáng kiến của Khoa Cơ – Điện, Học viện nông nghiệp Việt Nam 6/21/2018
Công nghệ chọn tạo giống cà chua chịu nóng, bước đột phá giúp phát triển cà chua tại Việt Nam 6/21/2018
Bảo quản quả tươi bằng màng sinh học tinh bột sắn 6/21/2018
Đi xem công nghệ 'độc đáo' ép phân lợn tươi thành… tiền 6/20/2018
Nghiên cứu chọn lọc các giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) thích ứng với điều kiện các tỉnh miền Trung 6/19/2018
Ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới 6/19/2018
Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu cao lanh và diatomit phục vụ sản xuất nông nghiệp 6/19/2018
Các tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long 6/18/2018
Nỗ lực tạo ra giống lúa mới có năng suất cao tại Brazil 6/18/2018
Nghiên cứu ứng dụng một số hóc môn sinh sản và xây dựng công thức lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Mã số đề tài: VAST.NĐP.13/15-16 6/14/2018
Bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học từ nano bạc và bột sắn 6/13/2018
TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi 6/8/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120315299 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn