Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Robot giờ còn có thể nuôi cấy nội tạng người nhanh chóng 9:45 AM,6/22/2018

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển được một hệ thống tự động sử dụng các robot để tạo ra các nội tạng người thu nhỏ từ tế bào gốc.

Theo trang Science Daily, đây là thành tựu của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa đại học Washington, Mỹ. Khả năng sản xuất hàng loạt các bộ phận dạng thu nhỏ của con người mở ra cơ hội lớn để nhân rộng việc sử dụng các phiên bản nội tạng đó trong nghiên cứu cơ bản và bào chế thuốc.

"Đây là một "vũ khí bí mật" mới trong cuộc chiến chống bệnh tật của chúng tôi", nhà nghiên cứu Benjamin Freedman, thành viên của nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

Trước đây các nhà khoa học thường nuôi cấy tế bào dùng cho mục đích nghiên cứu y sinh bằng cách nuôi cấy chúng trong điều kiện bề mặt phẳng tại phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên cách này đơn giản tới mức họ không thể mô phỏng được cách thức hoạt động của các tế bào thực sự.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách nuôi cấy thành công những tế bào này thành các dạng cấu trúc 3D phức tạp hơn gọi là các bộ phận thu nhỏ (mini-organ).

Thành tựu này giúp họ có thể tạo ra các phiên bản thu nhỏ của nội tạng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể sản xuất hàng loạt các phiên bản nội tạng người thu nhỏ từ tế bào gốc.

Nhà khoa học Freedman chia sẻ về sự tiện lợi của robot trong quá trình này: "Thông thường chỉ nguyên việc thiết lập một quá trình thử nghiệm này sẽ ngốn mất của nhà nghiên cứu nguyên một ngày, trong khi robot chỉ làm việc đó trong 20 phút".

"Không những thế, robot cũng không biết mệt và không gây sai sót… Rõ ràng là vậy, với những công việc mang tính lặp lại và tẻ nhạt như thế này, robot có thể làm tốt hơn con người", ông Freedman nói.

Nguồn: Theo tuổi trẻ

Send Print  Back
The news brought
MIT phát triển "vi khuẩn trên chip" có khả năng phát hiện chảy máu dạ dày 6/22/2018
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/22/2018
Robot phẫu thuật mắt cho người 6/21/2018
Kính công nghệ cao giúp phục hồi thị lực 6/21/2018
Hoàn thiện công nghệ bảo mật hệ thống PACS ứng dụng chẩn đoán hình ảnh số tại bệnh viện. 6/18/2018
Nghiên cứu tạo mảnh ghép mô mềm từ tế bào gốc mô mỡ và khung nâng đỡ sinh học 6/18/2018
Cảm biến siêu nhỏ theo dõi sức khỏe 6/18/2018
Áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn, lây chéo trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Mã số đề tài: VAST.NĐP.20/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu xác định tần suất đột biến trên tổ hợp gen BCR/ABL1 gây kháng thuốc imatinib ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt bằng phương pháp giải trình tự gen phiên mã. Mã số: VAST02.05/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu. Mã số đề tài: VAST02.03/15-16 6/14/2018
Tạo giác mạc nhân tạo trong 10 phút bằng in 3D 6/13/2018
Nghiên cứu phương pháp phục hồi chấn thương cột sống cấp tính ở khỉ 6/13/2018
Hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối trong điều trị bệnh mạch vành. 6/8/2018
Dụng cụ quang hợp cho các tế bào nhân tạo 6/6/2018
Gen của virus có thể giúp vi khuẩn tồn tại 6/5/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120540964 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn