Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Robot phẫu thuật mắt cho người 10:08 AM,6/21/2018

Robot đang dần trở thành trụ cột trong những ca phẫu thuật, từ viêm tiền liệt tuyến cho tới các liệu pháp liên quan đến túi mật. Còn bây giờ là đối với đôi mắt.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu tại khoa Thần kinh lâm sàng Nuffield thuộc Đại học Oxford đã khởi xướng một cuộc thử nghiệm để kiểm tra khả năng của hệ thống PRECEYES – robot được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ thao tác phẫu thuật trên võng mạc, ở ngay bề mặt phía sau của nhãn cầu. Kết quả sau đó đã được công bố trên Tạp chí Nature Biomedical Engineering.

Trong cuộc thử nghiệm, một bác sĩ phẫu thuật đã sử dụng cần chỉnh hướng (joystick) để điều khiển cánh tay di động của PRECEYES. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể gắn thêm những dụng cụ khác lên đó. Và bởi vì hệ thống là máy móc, cho nên nó sẽ không chịu bất cứ ảnh hưởng nào, ngay cả từ những rung động nhẹ – điều mà ngay cả bàn tay con người vững vàng nhất cũng không thể đảm bảo

Trong cuộc thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 12 bệnh nhân để tách màng từ võng mạc của họ. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ thực hiện 6 ca phẫu thuật theo phương thức truyền thống, trong lúc 6 người còn lại được làm thủ thuật nhờ sự hỗ trợ của robot. Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ ngay bên trên con ngươi nhờ ánh sáng của một chiếc đèn pin mà họ chiếu vào mắt bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của robot, các bác sĩ sẽ đưa chúng vào mắt vào thông qua một vết rạch nhỏ hơn – đường kính 1 mm, ở ngay bên dưới con ngươi – để tách màng ra khỏi võng mạc, sau đó họ sẽ loại bỏ màng ra ra khỏi mắt, rồi đưa ra từ cùng khoảng trống mà robot đi vào. Ngược lại, đối với những ca phẫu thuật không có robot hỗ trợ, các bác sĩ sẽ thực hiện nhiệm vụ này bằng tay và sử dụng những dụng cụ vi phẫu chỉ có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi.

Theo thông cáo báo chí của Oxford, cả 12 ca phẫu thuật đều thành công; nhưng trong một số trường hợp, những con robot đã giúp công việc của các bác sĩ trở nên hiệu quả hơn so với thông thường. Vì thế, giai đoạn thử nghiệm lần hai đã tiến đến một bước sử dụng robot trên ba bệnh nhân để điều trị chứng xuất huyết dưới võng mạc, và tất cả những ca phẫu thuật cũng đều rất thành công.

Bác sĩ Robert MacLaren – trưởng nhóm lãnh đạo các cuộc thử nghiệm – đã nói với New Scientist, rằng “bởi vì các bác sĩ phẫu thuật đã không quen làm việc với robot và phải di chuyển nó một cách chậm rãi, thận trọng, cho nên quá trình phẫu thuật mắt với sự hỗ trợ của robot đã tốn thời gian hơn gấp ba lần so với cách thức truyền thống.”

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ họ có thể sử dụng hệ thống PRECEYES đối với các phương thức chữa bệnh thông thường, để chuyển sang tập trung vào những ca phẫu thuật khó hơn nhiều – thậm chí cả những trường hợp không thể thực hiện được.

MacLaren tuyên bố trước báo chí, rằng “Bước tiếp theo là chúng tôi sẽ sử dụng thiết bị phẫu thuật robot để điều phối chính xác và tối ưu hóa một liệu pháp gene cho võng mạc – được kỳ vọng sẽ là thành tựu đầu tiên, ra mắt vào năm 2019.”

Mặc dù các bác sĩ đã có thể thực hiện ca phẫu thuật cho những bệnh nhân mù lòa nhờ hệ thống trên, tuy nhiên khả năng của nó vẫn chưa đủ chắc chắn để xác định các điểm cụ thể trên võng mạc cho những bệnh nhân vẫn còn thị lực. MacLaren nói với New Scientist rằng PRECEYES cũng có thể giúp bác sĩ trực tiếp mở các mạch máu hoặc tiêm thuốc vào các dây thần kinh thị giác của bệnh nhân – cả hai hiện vẫn chưa thể thực hiện được với phương pháp phẫu thuật thông thường.

PRECEYES chỉ là một trong nhiều mẫu robot phẫu thuật hiện đang được phát triển; và nhìn chung chúng chưa thể làm việc nhanh như con người, tuy nhiên sự chính xác của chúng sẽ giúp làm giảm nguy cơ rủi ro và mở đường cho các loại hình phẫu thuật mới chưa từng có tiền lệ.

Nguồn:  Futurism

Send Print  Back
The news brought
Kính công nghệ cao giúp phục hồi thị lực 6/21/2018
Hoàn thiện công nghệ bảo mật hệ thống PACS ứng dụng chẩn đoán hình ảnh số tại bệnh viện. 6/18/2018
Nghiên cứu tạo mảnh ghép mô mềm từ tế bào gốc mô mỡ và khung nâng đỡ sinh học 6/18/2018
Cảm biến siêu nhỏ theo dõi sức khỏe 6/18/2018
Áp dụng các công nghệ khử trùng tiên tiến để chống nhiễm khuẩn, lây chéo trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Mã số đề tài: VAST.NĐP.20/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu xác định tần suất đột biến trên tổ hợp gen BCR/ABL1 gây kháng thuốc imatinib ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt bằng phương pháp giải trình tự gen phiên mã. Mã số: VAST02.05/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu. Mã số đề tài: VAST02.03/15-16 6/14/2018
Tạo giác mạc nhân tạo trong 10 phút bằng in 3D 6/13/2018
Nghiên cứu phương pháp phục hồi chấn thương cột sống cấp tính ở khỉ 6/13/2018
Hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối trong điều trị bệnh mạch vành. 6/8/2018
Dụng cụ quang hợp cho các tế bào nhân tạo 6/6/2018
Gen của virus có thể giúp vi khuẩn tồn tại 6/5/2018
Tìm ra phương pháp xác định muỗi có virut Zika bằng ánh sáng 6/5/2018
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/1/2018
Phương pháp mới phát hiện ung thư 5/16/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121043502 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn