Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Giải mã hệ gen lục lạp của sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) 4:13 PM,6/19/2018

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), còn có các tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5), sâm Trúc (sâm Đốt trúc, Trúc tiết sâm), củ Ngải rọm con hay cây Thuốc giấu. Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế, với thành phần saponin, hàm lượng các amino acid, các chất khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn nhiều loài sâm khác. Ngoài tác dụng dược lý, sâm Ngọc Linh còn giúp chống căng thẳng, trầm cảm, oxy hóa... Do vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào Danh lục đỏ của IUCN (2003), cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

Trên thế giới cũng như ở nước ta, các nghiên cứu về định loại bằng phương pháp hình thái kết hợp với phân tử thông qua phân tích một số vùng gen các loài thuộc chi Nhân sâm, trong đó có sâm Ngọc Linh, đã được thực hiện. Nhờ sự ra đời và phát triển của các hệ thống giải trình tự gen thế hệ mới, trong những năm gần đây, việc giải mã và phân tích trình tự của toàn bộ hệ gen, trong đó có hệ gen biểu hiện, hệ gen lục lạp của một số loài thuộc chi Nhân sâm đã được tiến hành. Việc phân tích và khai thác cơ sở dữ liệu của toàn bộ hệ gen đã cung cấp nguồn thông tin lớn, có giá trị và có độ tin cậy cao, hỗ trợ các nghiên cứu phát sinh chủng loại, quá trình thích nghi, nhận dạng loài phục vụ giám sát thương mại và bảo tồn nguồn gen...

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nghiên cứu tiến hóa, bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững nguồn gen sâm Ngọc Linh quý hiếm, cũng như góp phần định hướng ứng dụng trong giám định chất lượng sâm Ngọc Linh và các loài thuộc chi Nhân sâm ở Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt cho thực hiện đề tài: “Giải mã hệ gen lục lạp của sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)”, mã số VAST02.01/16-17, thuộc hướng Công nghệ sinh học. Mục tiêu của đề tài là giải trình tự và phân tích toàn bộ hệ gen lục lạp, từ đó tìm kiếm các chỉ thị phân tử thích hợp để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loài thuộc chi Nhân sâm. Đề tài được thực hiện từ 01/2016 đến 12/2017 với kinh phí 600 triệu đồng, do PGS. TS. NCVCC. Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen làm chủ nhiệm.

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả chính như sau: (1) Bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, đã giải trình tự, phân tích và chú giải thành công hệ gen lục lạp hoàn chỉnh của sâm Ngọc Linh với kích thước 156.099 bp, bao gồm 124 gen, trong đó có 87 gen mã hóa protein, 8 gen mã hóa rRNA và 37 gen mã hóa tRNA; (2) Phân tích so sánh cho thấy cách sắp xếp, phân bố các gen trong hệ gen lục lạp của của sâm Ngọc Linh tương tự như các loài khác thuộc chi Nhân sâm; về phát sinh chủng loại, sâm Ngọc Linh gần gũi ở mức độ khác nhau với các loài khác của chi này; (3) Tìm kiếm được 4 chỉ thị có tiềm năng làm mã vạch phân tử cho phân loại sâm Ngọc Linh và các loài khác thuộc chi Nhân sâm. Ngoài ra, trong khuôn khổ thực hiện đề tài, hệ gen lục lạp của loài tam thất hoang (Panax stipuleanatus), sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus) và sâm Nghệ An (Panax sp. Puxailaileng) cũng được giải trình tự và phân tích.

Từ những kết quả nghiên cứu khoa học đạt được, nhóm nghiên cứu đã công bố: 01 bài báo trên tạp chí quốc tế SCI, IF 3.221: BMC Evolutionary Biology, vol. 18: 44, pp. 1-14, 2018 (https://doi.org/10.1186/s12862-018-1160-y); 02 bài báo trên: Tạp chí Công nghệ Sinh học tập 14, số 1, tr.1-13, 2016 (https://doi.org/10.15625/1811-4989/14/1/9286) và tập 15, số 1, tr. 63-72, 2017 (https://doi.org/10.15625/1811-4989/15/1/12321). Đề tài đã đào tạo được 2 thạc sỹ (đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp vào 12/2016 và 01/2018). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã phát triển và duy trì hợp tác khoa học tốt với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Oslo, Na Uy.

Ngày 20/04/2018, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đánh giá nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại: Xuất sắc.

Nguồn: PGS.TS. Nông Văn Hải - Viện Nghiên cứu hệ gen

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp bảo tồn 6/19/2018
Nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của sâm Ngọc Linh 5/28/2018
Đánh giá khả năng di thực cây quinoa (Chenepodium Quinoa Willd) phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị 4/27/2018
Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (azadirachta exselsa (jack) jacob) ở vùng khô hạn Nam Trung bộ 4/23/2018
Sản xuất chế phẩm sinh học trừ bệnh cho cây hồ tiêu 3/30/2018
Ứng dụng công nghệ trong quản lý và bảo vệ rừng 11/20/2017
Nga sản xuất thành công đất nhân tạo 10/10/2017
Bắc Kạn: Chuyển giao kỹ thuật trồng, sơ chế, bảo quản cây Giảo cổ lam 8/24/2017
Phú Yên: Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro và bảo tồn loài dược liệu quý cây Cam Thảo Đá Bia 8/22/2017
Hà Tĩnh: Tạo lập nhãn hiệu Tập thể "Thái Yên" dùng cho sản phẩm mộc dân dụng. 8/18/2017
Nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam 6/30/2017
Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su 6/23/2017
Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhân giống cây cà phê chè (Arabica L.) bằng công nghệ Bioreactor 6/20/2017
Nghiên cứu chọn và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và Keo tai tượng (A. mangium) phục vụ trồng rừng kinh tế 6/19/2017
Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ 6/16/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120266958 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn