Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu xác định tần suất đột biến trên tổ hợp gen BCR/ABL1 gây kháng thuốc imatinib ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt bằng phương pháp giải trình tự gen phiên mã. Mã số: VAST02.05/15-16 2:54 PM,6/14/2018

Chủ nhiệm đề tài:TS. Nguyễn Cường

Đơn vị thực hiện:Viện Công nghệ Sinh học

Thời gian thực hiện:2015 - 2016

Tổng kinh phí:600 000 000 VNĐ

Xếp loại đề tài:Đạt

Mục tiêu đề tài

-    Phân tích, thống kê các đột biếnkháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1 ở 180-200 bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt.

-    Xác định tần suất các đột biến kháng thuốc ở các bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, không lui bệnh về mặt di truyền.

Kết quả đạt được

-    Về khoa học

+    Thu thập mẫu tuỷ xương của các bệnh nhân đến khám và điều trị CML bằng thuốc nhắm đích Imatinib tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ 04/2014 đến 06/2015. Tất cả các mẫu ngoài việc đạt tiêu chuẩn về huyết học tế bào thì đều được xác định có NST Ph. Tổng số mẫu thu thập được là 181 mẫu, theo 3 nhóm (CML mới chưa điều trị Imatinib; CML đã điều trị và không có biểu hiện lui bệnh; CML đã điều trị và có biểu hiện lui bệnh). Số lượng tế bào tách ARN là 5 x106 tế bào/ml.

+    Xây dựng thành công quy trình phát hiện, phân tích và thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1.

+    Bảng thống kê bao gồm 42 biến dị di truyền (variant) được xác định nằm trên gen ABL1 trên tổng số 181 bệnh nhân CML ở cả 3 nhóm.

+    Đã xác định được 16/61 variant được chính minh liên quan đến kháng thuốc Imatinib đã được công bố: M244V; L248V; G250E; Q252H; Y253H; Y253F; E255K; D276G; F311L; T315I; M351T; F359V; M388L; E450G; E453K; E459K.

+    Đã kiểm chứng kết quả phân tích NGS bằng phương pháp Sanger với các đột biến từ 10 bệnh nhân trong số bệnh nhân mang tế bào đột biến. Những đột biến có tỷ lệ tế bào mang đột biến đó lớn hơn 20% thì có thể phát hiện được cả bằng hai phương pháp Sanger và NGS, tuy nhiên những đột biến có tỷ lệ tế bào máu mang đột biến nhỏ hơn thì không thể phát hiện được dựa trên phương pháp Sanger truyền thống.

-    Về ứng dụng

+    Quy trình phát hiện, phân tích và thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1.

+    Đề xuất hướng chẩn đoán và điều trị bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt có kháng thuốc trên cơ sở kết quả của đề tài.

Tần suất đột biến của 16 biến dị gây kháng thuốc Imatinib trên tổng số 181 bệnh nhân

Những đóng góp mới

-    Quy trình phát hiện đột biến kháng thuốc với công nghệ NGS giúp khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật giải trình tự Sanger đối với các đột biến kháng thuốc có tỉ lệ thấp.

-    Tỉ lệ bệnh nhân mang đột biến kháng thuốc chiếm khá cao nên việc xét nghiệm chẩn đoán là cần thiết cho việc chỉ định phác đồ điều trị.

Sản phẩm

-    Các bài báo công bố

+    01 bài báo trong nước thuộc tạp chí KH&CN Việt Nam.

Hoàng Quốc Huy, Trịnh Thị Xuân, Phạm Quang Huy, Nguyễn Văn Lâm, Trần Công Hoàng, Vũ Thị Bích Hường, Lê Quang Tường, Hoàng Thị Hồng, Bạch Quốc Khánh, Nguyễn Anh Trí, Dương Quốc Chính, Nguyễn Cường (2017). Nghiên cứu ứng dụng tin sinh học xác định biến dị di truyền trên bệnh nhân bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 14(3) 3.2017:22-26

+    01 bài báo quốc tế thuộc tạp chí Journal of Leukemia

Duong CQ, Nguyen C, Nguyen TT, Nguyen LV, Pham HQ, Trinh HTT, Tran HC, Le TQ, Pham HT, Hong TH, Nguyen TH, Truong HN, Bach KQ and Nguyen TA*. Utilization of Next-Generation Deep Sequencing to Analyze BCR-ABL1 Kinase Domain Mutation for Imatinib-Resistant Chronic Myeloid Leukemia Patients in Vietnam (doi: 10.4172/2329-6917.1000235).

-    Các sản phẩm khác

+    Quy trình phát hiện, phân tích và thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1.

+    Đề xuất hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân CML kháng thuốc.

Địa chỉ ứng dụng

Phòng Sinh học phân tử, Viện Huyết học và truyền máu trung ương.

Nguồn: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu. Mã số đề tài: VAST02.03/15-16 6/14/2018
Tạo giác mạc nhân tạo trong 10 phút bằng in 3D 6/13/2018
Nghiên cứu phương pháp phục hồi chấn thương cột sống cấp tính ở khỉ 6/13/2018
Hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối trong điều trị bệnh mạch vành. 6/8/2018
Dụng cụ quang hợp cho các tế bào nhân tạo 6/6/2018
Gen của virus có thể giúp vi khuẩn tồn tại 6/5/2018
Tìm ra phương pháp xác định muỗi có virut Zika bằng ánh sáng 6/5/2018
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/1/2018
Phương pháp mới phát hiện ung thư 5/16/2018
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu 4/27/2018
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4/23/2018
Hải Dương: Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao khô thân cây chuối tiêu ứng dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2 4/18/2018
Cấy chíp vào não để cải thiện trí nhớ 4/16/2018
Công nghệ tế bào gốc có thể chữa mù lòa 4/16/2018
Đo độ đàn hồi thụ động của cơ thể để phát hiện ung thư 3/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121016009 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn