Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tạo giác mạc nhân tạo trong 10 phút bằng in 3D 4:03 PM,6/13/2018

Các nhà khoa học Anh tạo ra giác mạc nhân tạo bằng máy in 3D chỉ trong 10 phút. Công nghệ này mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân có nhu cầu ghép giác mạc.

Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle, Vương quốc Anh, phát triển thành công giác mạc nhân tạo nhờ công nghệ in 3D. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong tương lai để đảm bảo một nguồn cung cấp giác mạc không giới hạn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Eye Research vào ngày 29/5.

Giác mạc là lớp ngoài cùng của mắt người, đóng vai trò quan trọng trong việc hội tụ ánh sáng vào võng mạc nằm ở đáy mắt.

Hiện nay, số lượng giác mạc có sẵn để cấy ghép đang thiếu hụt đáng kể. Khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới cần phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng tổn thương giác mạc do hậu quả của các loại bệnh như đau mắt hột.

Ngoài ra, gần 5 triệu người bị mù hoàn toàn do sẹo giác mạc gây ra bởi bỏng, vết rách, trầy xước hoặc bệnh tật.

Nhóm nghiên cứu trộn lẫn tế bào gốc lấy từ giác mạc của một người hiến tặng khỏe mạnh với alginate và collagen để tạo ra một loại "mực in sinh học". Sau đó, họ dùng máy in 3D để ép đùn loại mực sinh học này thành các vòng tròn đồng tâm, nhằm tạo thành hình dạng giác mạc của con người. Thời gian in mất khoảng 10 phút.

"Nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đã theo đuổi việc phát triển một loại mực sinh học lý tưởng để in giác mạc nhân tạo. Loại gel đặc biệt của chúng tôi giữ cho tế bào gốc còn sống, đồng thời tạo ra một loại vật liệu đủ cứng để giữ nguyên hình dạng nhưng cũng đủ mềm để phun ra từ vòi in", Che Connon, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu có thể sử dụng dữ liệu quét mắt của bệnh nhân để in nhanh một giác mạc nhân tạo phù hợp với kích thước và hình dạng giác mạc ban đầu của họ. Không giống hầu hết các mô trong cơ thể, giác mạc không có mạch máu, khiến quá trình cấy ghép trở nên dễ dàng hơn.

"Giác mạc in 3D của chúng tôi sẽ phải trải qua thêm nhiều thử nghiệm trong vài năm tới, trước khi có thể sử dụng chúng để cấy ghép ngoài thực tế", Connon nói.

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu phương pháp phục hồi chấn thương cột sống cấp tính ở khỉ 6/13/2018
Hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối trong điều trị bệnh mạch vành. 6/8/2018
Dụng cụ quang hợp cho các tế bào nhân tạo 6/6/2018
Gen của virus có thể giúp vi khuẩn tồn tại 6/5/2018
Tìm ra phương pháp xác định muỗi có virut Zika bằng ánh sáng 6/5/2018
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/1/2018
Phương pháp mới phát hiện ung thư 5/16/2018
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu 4/27/2018
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4/23/2018
Hải Dương: Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao khô thân cây chuối tiêu ứng dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2 4/18/2018
Cấy chíp vào não để cải thiện trí nhớ 4/16/2018
Công nghệ tế bào gốc có thể chữa mù lòa 4/16/2018
Đo độ đàn hồi thụ động của cơ thể để phát hiện ung thư 3/30/2018
Bút phát hiện ung thư 3/30/2018
Tái dựng hình ảnh được não bộ tiếp nhận 3/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121272568 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn