Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi 4:01 PM,6/8/2018

Dự thảo Chương trình nghiên cứu KH&CN về phát triển giống vật nuôi tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 đặt mục tiêu ứng dụng các công nghệ gene trong chọn tạo giống và công nghệ thông tin trong quản lý giống.

Tại buổi Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Chương trình nghiên cứu KH&CN về phát triển giống vật nuôi tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình) do Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 5/6, PGS.TS. Lã Văn Kính - Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ, đơn vị được Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh giao cho việc xây dựng, đề xuất dự thảo Chương trình - cho biết, trong ngành chăn nuôi heo ở TPHCM, công nghệ đánh giá di truyền, chọn lọc và nhân giống hiện đại, hiệu quả đàn giống thuần còn rất hạn chế.

    Theo PGS Kính, hiện TP Hồ Chí Minh có số lượng heo khoảng gần 3.000 con, trong đó đàn giống cụ kị (giống thuần hạt nhân) chỉ vào khoảng 350 con nái, đàn giống ông bà khoảng 2.500 con, còn lại là đàn nái bố mẹ và heo thương phẩm. Để tăng tỷ lệ cung ứng giống đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu của khu vực, cần nâng quy mô đàn cụ kị lên 1.000 nái và đàn ông bà lên 9.000 nái, đồng thời phải cải thiện nhanh năng suất và chất lượng đàn giống này bằng việc ứng dụng các công nghệ gene trong chọn tạo giống và công nghệ thông tin trong quản lý giống - ông Kính nói.

Đó là lý do vì sao Dự thảo Chương trình đưa vào một số nội dung nghiên cứu như: ứng dụng công nghệ di truyền số lượng, di truyền phân tử vào việc đánh giá nguồn gene hiện có; xây dựng hệ thống nhân giống liên kết giữa các đàn giống cụ, kị, bố mẹ, thương phẩm để kiểm soát nguồn và chất lượng con giống; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin năng suất, hệ phả cá thể; công nghệ chăn nuôi, tiêu chuẩn dinh dưỡng và thức ăn;…

Tương tự, đối với chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa, dê tuy năng suất chất lượng con giống đã có nhiều cải tiến song vẫn chưa cao. Đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu xuất khẩu. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại TP Hồ Chí Minh hiện nay là cần thiết và cấp bách - ông Kính nhấn mạnh.

Theo Dự thảo Chương trình, đến năm 2025 sẽ chọn tạo và xây dựng được đàn giống heo hạt nhân có năng suất, chất lượng tương đương đàn giống tại các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, năng suất sinh sản tăng 5-10%, sinh trưởng tăng 10-15%; gia cầm tăng suất chất lượng con giống lên 10-15%. Đối với bò thịt, bò sữa và dê sẽ tăng được năng suất sinh sản là 10% và sinh trưởng là 20%.

Đồng thời, Chương trình cũng đưa ra mục tiêu xây dựng quy trình nuôi dưỡng cho các nhóm giống, đưa ra các giải pháp khoa học để tạo được nguồn thức ăn mới, sử dụng thức ăn có sẵn để giảm giá thành chăn nuôi từ 10-20%, giảm phát thải nhà kính 10-20%, và giảm hai lần ô nhiễm môi trường cũng như các khí có hại so với chăn nuôi truyền thống.

Ông Phạm Văn Xu - Trưởng phòng quản lý khoa học, Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh, cho biết, Sở KH&CN khuyến khích các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp liên kết với nhau để cùng tham gia nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu và chuyển giao kết quả vào thực tiễn. Sở luôn sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho sự liên kết này, ông Xu nói và khẳng định, các cá nhân và tổ chức khoa học có thể đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp với nội dung của Chương trình. Ban chủ nhiệm Chương trình sẽ xem xét, tư vấn cho Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh để cấp kinh phí thực hiện.

Nguồn: Báo KH&PT

Send Print  Back
The news brought
Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Colchicine đến khả năng tạo đa bội ở hành củ. 6/8/2018
Hệ thống thiết bị san phẳng điều khiển bằng kỹ thuật laser cho ứng dụng ở đồng ruộng tại Việt Nam 6/8/2018
Chế phẩm sinh học phòng trừ sâu khoang ăn tạp hại rau, đậu tại TP.HCM. 6/8/2018
Giải pháp công nghệ tạo đầu ra cho nông sản 6/6/2018
Bình Thuận: Xây dựng vùng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm từ cây Sâm bố chính 6/6/2018
Bắc Kạn: Khảo nghiệm tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao, năng suất khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh 6/5/2018
Lâm Đồng: Nghiên cứu cải tạo và phát triển một số giống hồng nhập nội bổ sung vào cơ cấu giống hồng tại huyện Lạc Dương 6/1/2018
Hải Dương: Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 thương phẩm 6/1/2018
Sơn La: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc 5/30/2018
Ảnh hưởng của cỏ Mulato II đến sự tiêu thụ dưỡng chất, khối lượng và chất lượng thịt thỏ địa phương tại Kiên Giang 5/28/2018
Trồng rau thủy canh: Nông nghiệp sạch từ trang trại... đến hộ gia đình 5/28/2018
Trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP 5/28/2018
Hoàn thiện quy trình công nghệ và triển khai dây chuyền sản xuất đồng (I) clorua nano ứng dụng làm phân bón vi lượng có tác dụng diệt trừ nấm bệnh cho một số cây trồng 4/27/2018
Nghiên cứu tạo cây ngô chuyển gen giầu Carotenoid 4/27/2018
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ươm tạo thành công giống ngô nếp tím giá trị dinh dưỡng cao 4/24/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120470843 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn