Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm ra phương pháp xác định muỗi có virut Zika bằng ánh sáng 4:42 PM,6/5/2018

Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách xác định muỗi có virut Zika chỉ với một tia sáng. Được biết, thời gian quét kiểm tra 100 cá thể muỗi bằng phương pháp mới này chỉ mất 50 phút, nhanh hơn rất nhiều so với cách truyền thống, vốn đòi hỏi ít nhất 2 ngày.

 

Vào năm 2016, virut Zika đã gây nên một đợt đại dịch chấn động cả thế giới. Cho đến nay, dù bệnh dịch đã cơ bản được kiểm soát nhưng hàng trăm nhà khoa học vẫn ngày đêm nghiên cứu tìm ra những phương pháp mới để đối phó với loại virut hết sức nguy hiểm này, nhằm ngăn ngừa sự bùng phát của một đại dịch mới trong tương lai.

Trong số các thành tựu đạt được gần đây, đáng chú ý nhất có lẽ chính là phương pháp phát hiện nhanh muỗi có virut Zika chỉ với một tia sáng, của nhóm nghiên cứu đến từ Úc, Mỹ, Brazil.

Phương pháp mà nhóm nghiên cứu này đưa ra dựa trên mấu chốt là ánh sáng cận hồng ngoại. Khác với các loại ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường, ánh sáng cận hồng ngoại sở hữu bước sóng phù hợp, cho phép chúng có thể xuyên qua các mô sống. Dẫu vậy, loại ánh sáng này vẫn bị chặn lại bởi phân tử melanin và chất diệp lục. Qua các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những con muỗi có chứa virut Zika trong người hấp thụ ánh sáng cận hồng ngoại theo cách khác với muỗi thông thường!

Cụ thể, nhóm này đã làm lây nhiễm virut Zika cho 135 cá thể muỗi Aedes aegypti và giữ 135 cá thể còn lại hoàn toàn sạch mầm bệnh. Sau 4-7 ngày nuôi nhốt, các nhà khoa học đã sử dụng máy đo quang phổ để quét phần ngực và đầu của từng cá thể muỗi. Kết quả cho thấy, dựa trên nguyên lý về sự hấp thụ ánh sáng cận hồng ngoại được đề cập ở trên, khả năng kết luận chính xác cá thể muỗi có virut Zika lên tới 92%!

Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn không thể xác định được loại phân tử nào, đã khiến khả năng hấp thụ ánh sáng cận hồng ngoại của muỗi có virut Zika trở nên khác biệt. Chỉ biết rằng, khi họ thử nghiệm phương pháp xác định trên bằng cách đo phần bụng của muỗi, thì độ chính xác bị giảm đi đáng kể.

Theo thực nghiệm, thời gian quét kiểm tra 100 cá thể muỗi bằng phương pháp mới này chỉ mất 50 phút. Nghĩa là nhanh hơn rất nhiều so với cách truyền thống dựa trên DNA, vốn đòi hỏi ít nhất 2 ngày.
    Nguồn: Dân trí


Send Print  Back
The news brought
Dùng công nghệ VR để đào tạo kỹ năng phẫu thuật thay cho cơ thể người chết 6/1/2018
Phương pháp mới phát hiện ung thư 5/16/2018
Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu 4/27/2018
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4/23/2018
Hải Dương: Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao khô thân cây chuối tiêu ứng dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2 4/18/2018
Cấy chíp vào não để cải thiện trí nhớ 4/16/2018
Công nghệ tế bào gốc có thể chữa mù lòa 4/16/2018
Đo độ đàn hồi thụ động của cơ thể để phát hiện ung thư 3/30/2018
Bút phát hiện ung thư 3/30/2018
Tái dựng hình ảnh được não bộ tiếp nhận 3/30/2018
Ứng dụng công nghệ phục vụ người bệnh 3/30/2018
Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong điều trị ung thư đại trực tràng 3/29/2018
Lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép phổi lấy từ người cho chết não tại Việt Nam 3/20/2018
Ứng dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị 3/15/2018
Đánh giá đặc điểm di truyền gen của người Việt Nam 1/26/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121115533 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn