Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đặc điểm sinh học phân tử của virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn tại Quảng Trị, Thái nguyên và Thái Bình 4:23 PM,4/10/2018

Nhóm tác giả Nguyễn Trung Tiến, Vũ Thị Thu Hằng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học phân tử của virus gây ra dịch tiêu chảy cấp (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) ở lợn tại Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013-2014 nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

Dịch tiêu chảy cấp trên lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Coronaviridae gây ra, đã và đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam và trên thế giới. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do virus, nghiên cứu (được đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 7/2015) đã tiến hành phân tích đặc điểm virus trên mẫu bệnh phẩm như mẫu ruột non, chất chứa trong đường ruột và phân của lợn nghi nhiễm bệnh. Mẫu được thu thập tại các trại chăn nuôi lợn thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm tách chiết RNA, tổng hợp cDNA, PCR và giải trình tự gene trên các mẫu bệnh, sau đó tiến hành chẩn đoán virus PED từ các mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp RT-PCR và xây dựng cây phả hệ dựa trên trình tự gene S, nhằm tìm hiểu sự biến đổi di truyền của các chủng virus PED đang lưu hành ngoài thực địa, từ đó đánh giá sự biến chủng của virus theo thời gian.

Từ thí nghiệm trên, phương pháp sinh học phân tử RT-PCR cho kết quả chẩn đoán 57/148 mẫu bệnh phẩm dương tính với PED, tương đương 38,51%. Kết quả phân tích trình tự nt và aa của gene S (spike gene) chỉ ra các chủng virus PED có tỉ lệ tương đồng nt từ 94,8 - 98,6% và aa từ 93,5% - 98,8% khi so sánh với các chủng PED tham chiếu trước đây của Việt Nam. Đồng thời, khi tiến hành phân tích cây phả hệ cho thấy virus PED trong nghiên cứu này thuộc nhóm G1-1, có cùng nhánh với các chủng lưu hành phổ biến tại khu vực Đông Nam Á.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Đức trồng rau trên Nam Cực không cần đất và ánh nắng 4/10/2018
Giống nấm sò PN1 3/30/2018
Giống lúa thuần Kim Cương 111 3/30/2018
Giống mía KK3 3/30/2018
Mô hình kết hợp trồng rau và nuôi cá trong chu trình khép kín ở quy mô hộ gia đình 3/30/2018
Ảnh hưởng của việc bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần đến sản lượng trứng và chỉ tiêu ấp nở của gà sao 3/30/2018
Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hai loài Hoàng liên ba gai (Berberis wallichiana DC.) và Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở Việt Nam 3/30/2018
Nghiên cứu sản xuất bầu ươm cây giống ngô, bí xanh, cà chua theo hướng công nghiệp tại Hải Phòng 3/29/2018
Chọn tạo các dòng biến dị chịu nhiệt trên cây hoa thu hải đường bằng kỹ thuật bức xạ Gamma Co-60 3/22/2018
Thiết bị sấy lạnh MSL 300 3/20/2018
Giống ngô nếp VN556 3/20/2018
Giống lúa An Sinh 1399 3/20/2018
Thuốc trừ sâu sinh học từ cây oải hương 3/15/2018
Tạo tính trạng tốt cho đậu thuần dưỡng qua lai chéo với đậu hoang 3/15/2018
Thực vật tăng chất béo nhờ tích tụ thừa đường trong lá 3/15/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120422268 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn