Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng công nghệ vũ trụ nhằm giảm thiệt hại thiên tai 3:16 PM,11/13/2017

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) - VNSC vừa công bố ảnh vệ tinh sử dụng công nghệ radar chụp khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey (cơn bão số 12) với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

Ngay khi nhận được tin bão, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đã chủ động, khẩn trương liên lạc với các đối tác trên thế giới để tìm kiếm nguồn ảnh radar về các khu vực ảnh hưởng của bão. Cụ thể, ngày 2/11 VNSC đã chủ động lấy ảnh vệ tinh Sentinel 1A (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – ESA) nhằm thu thập các thông tin trước khi có bão. Ngày 6/11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo sẽ chủ động sử dụng vệ tinh ALOS-2 để chụp khu vực ảnh hưởng cho phía Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác trao đổi dữ liệu vệ tinh đã ký giữa JAXA và VNSC vào tháng 9/2017. Đến tối ngày 7/11, vệ tinh ALOS-2 đã chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

Ngày 8/11, các cán bộ VNSC đã tiếp nhận ảnh vệ tinh từ phía Nhật Bản và tiến hành xử lý sơ bộ. Kết quả cho thấy các khu vực bị ngập lụt do bão, các công trình bị ảnh hưởng. Đồng thời, qua dữ liệu ảnh vệ tinh cũng phát hiện hai khu vực nghi ngờ có hiện tượng tràn dầu ở Đà Nẵng (cách bờ hơn 70km) và Quảng Ngãi (cách bờ khoảng trên 100km) và một khu vực có khả năng tràn dầu ven biển ở Ninh Hòa – Khánh Hòa. Hiện các dấu vết nghi ngờ là tràn dầu này đang được tiếp tục theo dõi.

Từ thực tế trên cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vũ trụ trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả, thiết thực. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc này cần có sự phối hợp của nhiều vệ tinh (Sentinel 1A, ALOS- 2) để tăng cường tần suất quan sát và sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan điều hành vệ tinh của các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, do không có vệ tinh riêng nên mặc dù có sự hỗ trợ tích cực từ phía các Cơ quan Hàng không vũ trụ trên thế giới nhưng thời gian VNSC nhận được loạt ảnh vệ tinh chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận mất khá nhiều thời gian (hơn 2 ngày). Điều này chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể khi Việt Nam có vệ tinh SAR của riêng mình (dự kiến LOTUSat vào năm 2020), thời gian sẽ chỉ còn dưới 24 giờ.

Nguồn: Báo Công thương

Send Print  Back
The news brought
Năng lượng từ rác thải: Giải pháp cho các đô thị ở Việt Nam 11/10/2017
Hệ thống chắn lũ tự động dài nhất thế giới 11/9/2017
Đốt rác phát điện, tiềm năng và hiện thực cho Việt Nam 11/7/2017
Cửa sổ năng lượng mặt trời ấm lên trong điều kiện thời tiết lạnh 11/3/2017
Thiết bị chặn không khí bẩn 11/1/2017
Carbon dioxide trong khí quyển tăng kỷ lục 11/1/2017
Thụy Sỹ phát triển thành công robot lươn phát hiện ô nhiễm trong nước 11/1/2017
Phương thức mới khai thác khí mêtan thải 10/31/2017
JICA hỗ trợ TP Hồ Chí Minh giám sát phát thải khí nhà kính 10/27/2017
Tăng cường trách nhiệm và năng lực trong công tác bảo vệ môi trường 10/25/2017
Đối thoại về biến đổi khí hậu cùng bà Christiana Figueres 10/25/2017
Lưới từ trường sẽ bảo vệ Trái đất khỏi bão Mặt trời 10/25/2017
Nghiên cứu mới giúp phát hiện sự sống ngoài hệ Mặt trời 10/25/2017
Siêu vật liệu có cấu trúc mê cung giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn 10/25/2017
Xanh hoá sa mạc nhờ siêu công nghệ chế tạo nước và canh tác khô 10/24/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121116449 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn