Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thừa Thiên - Huế: Khảo nghiệm một số giống sắn có triển vọng và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp trên các vùng sinh thái 10:45 AM,10/31/2017

Đó là tên của dự án KH&CN do Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì vừa được nghiệm thu tại Sở KH&CN vừa qua.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao khả năng canh tác sắn theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế gắn liền với đặc trưng sinh thái góp phần phát triển nguyên liệu sắn ổn định phục vụ chế biến cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, từ đó xác định được 2 giống sắn có triển vọng, thích ứng với các vùng sinh thái nhằm phát triển bền vững vùng nguyên liệu sản xuất tinh bột sắn ở Thừa Thiên Huế.

Vùng nguyên liệu của nhà máy sắn Thừa Thiên Huế hiện nay chỉ tồn tại chủ yếu là giống KM94, đây là giống chủ đạo, giống này đã được đưa vào trồng dã lâu, có nguy cơ thoái hóa. Năng suất có chiều hướng giảm và nguy cơ bị một số sâu vè bệnh hại nguy hiểm đe dọa vùng nguyên liệu. Điều này làm cơ sở cho việc tiến hành khảo nghiệm các giống triển vọng và xác định quy trình  kỹ thuật của các giống triển vọng.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện dự án xác định hai giống triển vọng phù hợp với vùng sinh thái Thừa Thiên Huế, cụ thể là gò đồi KM444 và KM21-12, giống KM444 năng suất đạt 38,05 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột 31,1% và KM21-12 năng suất đạt 37,85 tấn/ha, năng suất đạt 28,9% so với đối chứng KM94 (35,51 tấn/ha), hàm lượng tinh bột 28,7%. Hai giống triển vọng phù hợp với vùng sinh thái miền núi là giống KM444 và KM419. Hai giống triển vọng phù hợp với sinh thái vùng cát  là giống KM444 và KM48-5.

Dự án đã thu thập nguồn giống mới ở Trung tâm nghiên cứu, đáp ứng nguồn giống cho khảo nghiệm đánh giá. Khảo sát 90 hộ gia đình  và 15 đối tác liên quan đến quả lý, kỹ thuật trông sắn của các hộ trên các vùng sinh thái. Đây xây dựng quy trình kỹ thuật cho các giống ở các vùng sinh thái, điều này giúp cho người dân, các cơ quan khuyến nông tiếp nhận được giống mới  và quy trình canh tác để phổ biến kiến thúc cho nhiều người.

Nguồn: Sở KH&CN Thừa Thiên Huế

Send Print  Back
The news brought
Vĩnh Phúc: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm rau 10/31/2017
Tạo ra giống lúa có thể sống bằng nước biển để nuôi sống 200 triệu người 10/27/2017
Phú Yên: Xây dựng mô hình trồng nấm Bào ngư và nấm Linh chi tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh 10/27/2017
Kingmax giới thiệu thiết bị đọc dấu vân tay iKey-Tiny USB 10/24/2017
Giống ngô lai VN5885 10/24/2017
Quảng Trị: Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 10/24/2017
Người Nhật biến tỏi thành… cà phê 10/19/2017
Lai tạo thành công giống lúa khổng lồ cao quá đầu người 10/19/2017
I 4.0 tạo cơ hội thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 10/12/2017
Sơn La: Thử nghiệm sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Quỳnh Nhai 10/12/2017
Trang trại robot thu hoạch xong vụ mùa đầu tiên hoàn toàn tự động 10/11/2017
Nhật Bản chính thức xuất khẩu trái lê vào thị trường Việt Nam 10/6/2017
Yên Bái: Bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ 10/5/2017
An Giang: Tổng kết Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại Trại Thực nghiệm KH&CN 10/5/2017
Quảng Ngãi: Các giải pháp canh tác tỏi và hành ở huyện đảo Lý Sơn theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát 10/5/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121031483 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn