Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vĩnh Phúc: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm rau 10:44 AM,10/31/2017

Trước yêu cầu hội nhập và thực hiện các quy định bắt buộc được quy định bởi pháp luật quốc tế và Việt Nam, các sản phẩm nông nghiệp, có giá trị kinh tế, chất lượng cao khi tham gia thị trường nếu không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không được tuyên truyền, quảng bá, không có quy trình, quy mô, chiến lược sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm phù hợp để tạo dựng uy tín, chỗ đứng, quyền lợi hợp pháp trên thị trường, thì sản phẩm đó rất dễ bị xảy ra tranh chấp, không tạo cho người tiêu dùng niềm tin và dễ bị mai một.

Thực tế cho thấy, một số sản phẩm của địa phương trong quá trình quản lý và xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đã và đang xảy ra tranh chấp ở trong nước và quốc tế như: sản phẩm Rượu Bầu Đá bị tranh chấp ở Bình Định, sản phẩm Nước mắm Phú Quốc bị tranh chấp ở Thái Lan, sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre và gần đây là Cà phê Buôn Ma Thuột bị tranh chấp ở Trung Quốc... để đòi lại quyền lợi thì mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các địa phương của Việt Nam đã và đang có chính sách, chiến lược xây dựng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chứng nhận nguồn gốc địa lý cho rất nhiều sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản có giá trị kinh tế, văn hoá và ẩm thực như: Cà phê Buôn Mê Thuột, Chè San tuyết Mộc Châu, Nước mắm Phú Quốc, Bưởi Đoan Hùng, Hoa hồi Lạng Sơn, Thanh long Bình Thuận, Vải Thanh Hà, Bưởi Phúc Trạch, Cam Vinh, Gạo tám xoan Hải Hậu, Vú sữa Lò Rèn, Soài cát Hoà Lộc, Rượu Bâu Đá, Rượu Võ Xá, Rượu Nàng Vân... nhằm quản lý có hiệu quả, tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường, tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm.

Tại Vĩnh Phúc, những năm gần đây sản phẩm cá thính Lập Thạch, rắn Vĩnh Sơn, gạo Long Trì, thanh long ruột đỏ… đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã có tổ chức đứng ra quản lý, phát triển nên bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận, có giá cao hơn hẳn so với sản phẩm không được quản lý, gắn nhãn hiệu được bảo hộ. Tuy nhiên một số sản phẩm rau quả chủ lực, có giá trị kinh tế cao như: ớt, ngô ngọt, bí đỏ chưa được đăng ký thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra lâu ngày sẽ tạo ra sự không thống nhất trong quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm, gây ra sự rối loạn trong lưu thông, phân phối và duy trì giá cả sản phẩm, dần dần danh tiếng của sản phẩm bị giảm sút, giá trị kinh tế không được cao, dẫn đến người dân không còn mặn mà, không muốn tiếp tục duy trì, phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm này càng mai một.

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu ứng dụng KH&CN: Xây dựng các mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm rau quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020, trong năm 2017, Sở KH&CN đã thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng quy trình đăng ký, vận hành, phát triển thương hiệu sản phẩm kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành và truy xuất nguồn gốc đối với 3 sản phẩm rau quả (ớt, bí đỏ, ngô ngọt) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng được hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thiết lập được hệ thống tổ chức, quản lý nhãn hiệu được bảo hộ đồng thời quảng bá và phát triển uy tín, thương hiệu từ đó đề xuất mở rộng quy mô diện tích; Xây dựng quy trình đăng ký, vận hành, kiểm soát chất lượng sản phẩm kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành và truy xuất nguồn gốc đối với 03 sản phẩm rau quả (ớt, bí đỏ, ngô ngọt) liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao và yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu. Đề tài sẽ được ứng dụng tại các mô hình rau quả: ớt, ngô ngọt, bí đỏ tại các huyện: Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên.

Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các sản phẩm rau, củ, quả trong chương trình cũng sẽ được truy xuất nội bộ để quản lý thông tin sản phẩm và truy xuất ra bên ngoài để người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin, phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Nguồn: Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Send Print  Back
The news brought
Tạo ra giống lúa có thể sống bằng nước biển để nuôi sống 200 triệu người 10/27/2017
Phú Yên: Xây dựng mô hình trồng nấm Bào ngư và nấm Linh chi tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh 10/27/2017
Kingmax giới thiệu thiết bị đọc dấu vân tay iKey-Tiny USB 10/24/2017
Giống ngô lai VN5885 10/24/2017
Quảng Trị: Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 10/24/2017
Người Nhật biến tỏi thành… cà phê 10/19/2017
Lai tạo thành công giống lúa khổng lồ cao quá đầu người 10/19/2017
I 4.0 tạo cơ hội thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 10/12/2017
Sơn La: Thử nghiệm sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Quỳnh Nhai 10/12/2017
Trang trại robot thu hoạch xong vụ mùa đầu tiên hoàn toàn tự động 10/11/2017
Nhật Bản chính thức xuất khẩu trái lê vào thị trường Việt Nam 10/6/2017
Yên Bái: Bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ 10/5/2017
An Giang: Tổng kết Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại Trại Thực nghiệm KH&CN 10/5/2017
Quảng Ngãi: Các giải pháp canh tác tỏi và hành ở huyện đảo Lý Sơn theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát 10/5/2017
Phát triển năng lượng từ bã mía - Cơ hội cho các nhà đầu tư 10/4/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121032666 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn