Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tảo cát hóa thạch cải tiến công nghệ năng lượng mặt trời 10:21 AM,10/30/2017

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Yale đã chứng minh khả năng sử dụng tảo cát hóa thạch để cải tiến công nghệ năng lượng mặt trời. Tảo cát là loại tảo sinh sôi mạnh và có khả năng điều chỉnh ánh sáng. Nhóm nghiên cứu hy vọng khai thác đặc tính này của tảo cát để phát triển công nghệ năng lượng mặt trời.

Trong phòng thí nghiệm của Andre Taylor, phó giáo sư về kỹ thuật hóa học và môi trường, tảo cát hóa thạch đã được sử dụng để khắc phục hạn chế trong khâu thiết kế, từ lâu đã cản trở sự phát triển của pin mặt trời hữu cơ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Organic Electronics.

Tảo cát xuất hiện với khối lượng lớn trong mọi loại thủy vực và thậm chí cả trong vỏ cây. Nó có một bộ khung được làm bằng silic hoặc thủy tinh có cấu trúc nano. Nghiên cứu sinh tiến sỹ Lyndsey McMillon-Brown và là trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: Thật sự tuyệt vời vì tảo cát xuất hiện trong tự nhiên. Chúng bẫy và tán xạ ánh sáng cho tảo quang hợp, do đó, chúng tôi có thể sử dụng trực tiếp thứ gì đó từ thiên nhiên và đưa nó vào trong pin mặt trời.

Tảo cát được chứng minh có giá trị đặc biệt đối với thiết kế các công nghệ năng lượng mặt trời được gọi là pin mặt trời hữu cơ - một lựa chọn chi phí thấp hơn so với các công nghệ năng lượng mặt trời thông thường. Tuy nhiên, thách thức trong việc thiết kế pin là cần có các lớp hoạt tính rất mỏng cỡ 100 - 300 nanomet, làm hạn chế hiệu quả chuyển đổi ánh sáng thành điện. Các phương thức khắc phục bao gồm gắn các cấu trúc nano để bẫy và tán xạ ánh sáng nhằm tăng cường khả năng hấp thụ. Tuy nhiên, các phương pháp này quá tốn kém để có thể áp dụng cho sản xuất trên quy mô lớn.

Tảo cát có thể làm được điều đó. Tảo cát đã được tối ưu hóa để hấp thụ ánh sáng qua hàng tỷ năm tiến hóa thích nghi. Đây là loại thực vật phù du phổ biến nhất được tìm thấy trong tự nhiên và có giá thành rẻ. Nhóm nghiên cứu bao gồm các cộng tác viên từ NASA, Đại học Princeton và Đại học Lincoln, đã phân tán tảo cát trong lớp hoạt tính của pin mặt trời. Kết quả đã giảm khối lượng vật liệu cần cho lớp hoạt tính nhưng vẫn đảm bảo cùng mức điện năng.

Dù ban đầu tảo cát có kích thước quá lớn để sử dụng cho lớp hoạt tính, nhưng nhóm nghiên cứu đã khắc phục bằng quy trình nghiền đơn giản. McMillon-Brown cho biết: "Quy trình này không làm gián đoạn các bước xử lý hiện tại của chúng tôi, do đó, không làm tăng thêm bất cứ sự phiền toái hay thách thức nào và chắc chắn có thể dễ dàng được bổ sung để cải tiến pin mặt trời hữu cơ thương mại”. Kết quả nghiên cứu sẽ còn triển vọng hơn nếu thực hiện một số điều chỉnh. Taylor cho rằng có thể sử dụng nhiều loại tảo cát khác nhau và điều chỉnh cho đúng kích thước và sử dụng một số polyme cho-nhận phù hợp để tăng hiệu suất pin.

Nguồn: Vista

Send Print  Back
The news brought
Trang trại trong nhà chạy bằng năng lượng Mặt trời đầu tiên trên thế giới 10/26/2017
Cà Mau “khơi luồng” phát triển năng lượng tái tạo 10/25/2017
Xe chạy xăng còn lâu mới 'chết' vì xe điện 10/24/2017
Mái nhà bê tông tạo ra điện từ ánh sáng Mặt trời 10/24/2017
Các tấm pin mặt trời lão hóa sẽ là thách thức môi trường lớn với Trung Quốc 10/20/2017
Pin natri-ion tiết kiệm chi phí 10/20/2017
Trạm sản xuất năng lượng gió trên biển đầu tiên đi vào hoạt động 10/19/2017
100% tàu điện Hà Lan chạy bằng năng lượng gió 10/17/2017
Nhà ở tự sản xuất điện năng ở Anh giúp cắt giảm 60% hóa đơn tiền điện 10/17/2017
Những mô hình chuyển đổi năng lượng thành công tại Pháp 10/17/2017
Đại học Stanford chế tạo thành công pin siêu rẻ, không cần lithium 10/17/2017
Trung Quốc xây dựng cơ sở lượng tử lớn nhất thế giới 10/16/2017
Trung Quốc xây nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới 10/16/2017
Ấn Độ ra mắt tàu năng lượng mặt trời đầu tiên 10/13/2017
Kính râm thu năng lượng mặt trời 10/13/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120416828 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn